Giáo án Cô bé ấy đã lớn lớp 4 - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kế được về một kỉ niệm vui với bạn bè; nêu được phỏng đoán của bản thân về
nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi đông và tranh minh hoa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng đâu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt
được lời nhân vật và lời người dẫn chuyên; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu
- Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm của Phương và những người bạn hàng xóm với cây sấu trong vườn nhà thật đẹp. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm của Phương cho thấy em đã lớn, đã biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
- Thi kế tên món ăn làm từ hoa, quả; nói được 2 - 3 câu về một món ăn đã kế tên.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh cây sấu, quả sấu xanh, chín, một số món ăn làm từ sấu (nếu có).
- Tranh ảnh học một số món ăn làm từ hoa quả (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn 3.
- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 4.
- Ảnh chụp với bạn gắn với kỉ niệm mà em muốn kể, ảnh chụp chân dung hoặc một số hoạt động cho thấy em đã lớn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ: Kể về một kỉ niệm vui của em với bạn bè (có thể kết hợp sử dụng ảnh các bạn đã chuẩn bị trước). - GV mời 1 – 2 bạn HS trình bày kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh sau đó đọc tên và phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu cho HS về bài mới, GV ghi tên bài đọc mới: Bài 5 – Cô bé đã lớn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của cây sấu, tả cơn bão, hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật; giọng các bạn hồn nhiên, giọng Mai tự tin pha chút ích kỉ, giọng Hoa hớn hở, giọng Cường thể hiện thái độ bông đùa, giọng Phương đoạn đầu tỏ ý bực bội, đoạn sau vui tươi, hớn hở,... - GV tổ chức hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Từ khó: hăm hở, rụt rè, rộ, rậm, sửng sốt, ríu rít,... + Những câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ nhân vật: Tớ sẽ không cho ai vào nhà./ thể là/ hết cả sấu dầm/ với ô mai sấu!// Một mình tớ/ sẽ tha hồ hái. Những con mắt lá/ biếc xanh trong nắng/ và những nụ hoa đầu tiên/ rụt rè xuất hiện. Nhưng/ giữa những còm lá rậm/ tít trên cao,/ sấu/ vẫn giữ lại được/ mấy chùm quả nhỏ xíu. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ hái”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “mấy chùm quả nhỏ xíu”. + Đoạn 3: còn lại. * Lưu ý: Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài SHS): + Sấu: là loại cây gỗ, sống lâu năm, có thể cao tới 30 mét, lá xanh dày, hoa nhỏ, màu trắng xanh, mọc thành chùm, quả hình cầu hơi dẹt, khi chín màu vàng sẫm, cây ra hoa vào mùa xuân – hè và có quả vào mùa hè – thu; quả tươi dùng để nấu canh hay làm mứt sấu, ô mai, sấu dầm,... + Sấu dầm: món ăn làm từ quả sấu với gừng hoặc mắm/ muối, tỏi, ớt,... + Ô mai sấu: món ăn làm từ quả sấu non hoặc già với muối, đường, gừng,... + Ăn dè: tiết kiệm, ít ít từng chút một không có nhiều. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, đọc thầm lại bài đọc và thảo luận để trả lời từng câu hỏi: + Các bạn cùng ao ước điều gi khi trông thầy cây sấu? Vì sao? + Những chỉ tiết nào cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ rất thú vị? + Tìm từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm. + Phương làm gì khi thấy mấy chùm sấu đã chín? + Theo em, vì sao bài đọc có tên là “Cô bé ấy đã lớn”? Tìm đáp án đúng: Vì bài đọc cho biết Phương đã cao lớn hơn rất nhiều. Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã cao lớn hơn. Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ. Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã thêm hai tuổi. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ đáp án, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Câu l: Khi trông thấy cây sấu, các bạn cùng ao ước nó lớn thật mau, cho thật nhiều quả đề mỗi bạn làm một món ăn từ quả sấu. Câu 2: Những chi tiết cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ rất thi vị: mỗi bạn có một điều ước, điều ước nào cũng thú vị: khi mỗi bạn nói ra điều ước. các bạn khác có bình luận, bông đùa, thể hiện những lời nói, hành động, trạng thái cảm xúc khác nhau. Câu 3: Từ ngữ cho thay sự thay đổi của cây sấu sau hai năm: cao lớn, tán xoè rộng, che mát một góc vườn, những con mắt lá biếc xanh, những nụ hoa rụt rè xuất hiện. Câu 4: Khi thấy máy chùm sâu đã chín, Phương rủ các bạn sang hái và cùng ăn. Phương biết nhờ bố hái giúp. Bạn còn biết để phần mẹ và bé Lam. Câu 5: Chọn đáp án: Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ. GV yêu cầu HS nêu lí do chọn đáp án và khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, các em có thể giải thích tên bài được đặt dựa vào sự thay đổi của nhân vật Phương: hai năm trước còn ích kỉ, muốn giữ những quả sấu riêng cho mình, hai năm sau đã biết chủ động mời các bạn đến nhà thưởng thức những chùm quả đầu tiên, lại biết phần mẹ và em đang đi vắng. Lớn ở đây vừa là sự thay đổi về thể chất vừa là sự thay đổi về nhận thức, biết yêu quý, trân trọng bạn bè và người thân. * Lưu ý: Tùy thuộc và trình độ HS cũng như thời lượng họat động, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý theo từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2 Rút ra ý đoạn 1: Dự định của Phương và các bạn khi cây sấu cho quả. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 3 Rút ra ý đoạn 2: Sự thay đổi của cây Sấu sau hai năm. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 4: Rút ra ý đoạn 3: Những việc làm của Phương khi thấy mấy chùm sấu còn sót lại đã chín. +Sau khi HS trả lời câu hỏi 5 Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. |
- HS hoạt động nhóm. - HS trình bày kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát tranh. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS nghe GV đọc mẫu. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS hoạt động nhóm. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS giải nghĩa từ khó. - HS hoạt động nhóm. - HS chia sẻ đáp án. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Trả bài văn kể chuyện (trang 31, 32)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4