Giáo án Tuổi Ngựa lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung của các đoạn thơ, toàn bài thơ. Hiểu được đặc điểm của nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ: thích đi đây đi đó; yêu thiên nhiên, đất nước; rất yêu mẹ.

- Thể hiện được giọng đọc vui tươi, tha thiết phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

- Bước đầu cảm nhận được những đặc điểm đáng yêu của nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật và các chi tiết miêu tả.

- Bày tỏ được sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước (yêu thiên nhiên, đất nước), nhân ái (tình yêu thương dành cho mẹ).

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ).

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài: “Tuổi ngựa” là một bài thơ hay, ngộ nghĩnh của nhà thơ nữ Xuân Quỳnh. Bài thơ kể về câu chuyện của một em bé sinh năm Ngọ với mẹ của mình. Để

biết bài thơ này thú vị ra sao, chân dung của bạn nhỏ trong bài như thế nào, chúng ta cùng đọc bài nhé.

- GV ghi tên bài học: Đọc 1 – Tuổi ngựa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ dễ đọc sai.

- Xác định được các khổ thơ.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm toàn bài thơ; giọng đọc hồn nhiên, vui tươi.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ ngữ HS dễ đọc sai do ảnh hưởng tiếng địa phương:

+ Miền Bắc: trung du, trăm miền, lóa, màu trắng, nắng, núi.

+ Miền Trung: chỗ, sẽ, dẫu.

+ Miền Nam: ngựa con, ngọn gió, đất đỏ, đại ngàn, viết, hết, ngọt ngào, cách.

- GV hướng dẫn HS xác định các khổ thơ:

+ Khổ 1: 4 dòng thơ đầu.

+ Khổ 2: 8 dòng thơ tiếp theo.

+ Khổ 3: 8 dòng thơ tiếp theo khổ 2.

+ Khổ 4: 6 dòng thơ cuối.

- GV giao nhiệm vụ luyện đọc cho HS:

+ Đọc lần lượt 4 khổ thơ. Mỗi khổ GV mời đại diện 3 – 4 HS đọc. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

+ Đọc nối tiếp các khổ thơ (2 – 3 lượt đọc nối tiếp).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS khá, giỏi đọc toàn bộ bài thơ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Tuổi Ngựa: sinh năm Ngọ (theo âm lịch).

+ Trung du: miền đất ở khoảng giữa thượng du (nơi bắt đầu) và hạ du (nơi kết thúc) của một dòng sông.

+ Đại ngàn: khu rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời.

- GV cho 5 HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi của SGK:

(1) Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì? Mẹ trả lời thế nào?

(2) Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi những đâu?

(3) Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng?

(4) Em thích những hình ảnh nào trong khổ thơ 3?

(5) Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe và đọc thầm theo.

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS đọc bài trước lớp. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học