Giáo án Sinh học 8 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức:
- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ tác hại
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng hoạt động độc lập với SGK, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ và nâng cao chất lượng hệ tiêu hóa
Trọng tâm: các biện pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
1. Giáo viên: tranh hình các bước vệ sinh răng miệng, các loại SV kí sinh hệ tiêu hóa, các bệnh tiêu hóa, …
2. Học sinh: SGK, vở ghi
Trực quan + thuyết trình
1. Ổn định lớp: (1') Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (3') đặc điểm ruột non phù hợp với nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, vai trò của gan, ruột già?
3. Bài mới:
Hãy kể những bất thường trong hoạt động của hệ tiêu hóa mà em đã từng gặp phải? Nguyên nhân gây nên những bất thường đó? Biện pháp xử lí?
Hệ tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đây cũng là hệ cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nếu không được chăm sóc và bảo vệ chu đáo. Trong bài học hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu những tác nhân nào gây hại cho hệ tiêu hóa và cùng tìm cách giúp hệ tiêu hóa của chúng ta luôn khỏe mạnh.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
HĐ 1: Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa Mục tiêu: HS trình bày được các tác nhân và cơ chế gây hại cho hệ tiêu hóa Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 10’ |
||
- Gv cho lớp thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi: có những tác nhân nào gây hại cho hệ tiêu hóa? Nêu ví dụ (tên hiện tượng, cơ quan bị tác động chủ yếu?) - Yêu cầu các nhóm HS trả lời, nhận xét - Tổng kết |
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Lắng nghe GV tổng kết - Ghi vở |
I . Tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa - Sinh vật gây hại: vi khuẩn, giun sán - Chế độ ăn uống: ăn sai cách, khẩu phần không hợp lí → các bệnh: viêm loét dạ dày, ruột; sâu răng, tắc ruột, tắc ống dẫn mật, rối loạn tiêu hóa,... |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
---|---|
HĐ 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ và tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp bảo vệ và tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa Phương pháp: trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm Phát triển năng lực: quan sát, tổng hợp Thời gian: 15’ |
|
- Yêu cầu HS Thảo luận theo tổ, xử lí thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi mục ∇ II SGK - Yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung nhận xét - Tổng kết |
- Thảo luận theo tổ, trả lời câu hỏi - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe GV củng cố - Ghi vở |
Nội dung cần đạt |
|
2. Biện pháp bảo vệ và tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa - Đánh răng mỗi ngày 2 lần, sáng và tối - Ăn uống hợp vệ sinh: ăn chín uống sôi, rửa sạch trái cây và rau sống trước khi ăn, không ăn đồ ôi hỏng, tránh ruổi nhặng đậu vào thức ăn,... - Ăn uống khoa học: ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nghỉ ngơi sau khi ăn, ăn ít muối, ít đường, hạn chế đồ cay nóng,... - Khám sức khỏe định kì |
4. Hướng dẫn cho HS luyện tập những kiến thức đã tìm hiểu
HĐ 3: Củng cố, luyện tập
Mục tiêu: HS ghi nhớ kiến thức trọng tâm bài học
Phương pháp: Vấn đáp, Thuyết trình
Phát triển năng lực: tự học, liên hệ thực tế
Thời gian: 10’
GV: - Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ
- Trò chơi: tổ 1: cơ quan tiêu hóa ↔ tổ 2: tác nhân gây bệnh lên cơ quan ↔ tổ 3: Hậu quả ↔ tổ 4: biện pháp bảo vệ
- Tổng kết bài học
HS: - Đọc ghi nhớ
- Chơi trò chơi
ND: HS ghi nhớ nhanh nội dung chính của bài học
5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
HĐ 5: Hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới
Mục tiêu: HS học bài 30 và chuẩn bị bài 31: thực hành tìm hiều hoạt động của enzim trong nước bọt
Phương pháp: thuyết trình
Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn
Thời gian: 1’
GV: Yêu cầu HS học bài 30 và đọc trước nội dung bài 26
HS: Ghi lại yêu cầu của gv vào vở
ND: HS ghi nhớ kiến thức bài 30 và khái quát được nội dung bài 26
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 8 chuẩn khác:
- Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
- Bài 31: Trao đổi chất
- Bài 32: Chuyển hóa
- Bài 33: Thân nhiệt
- Bài 34: Vitamin và muối khoáng
- Bài 35: Ôn tập học kì 1 (tiết 1)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)