Giáo án Sinh học 12 Cánh diều Bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gene và hoán vị gene

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm về nhiễm sắc thể giới tính, di truyền giới tính.

- Phân tích được cơ chế di truyền xác định giới tính. Giải thích được tỉ lệ đực: cái trong tự nhiên thường xấp xỉ 1 : 1.

- Trình bày được cách bố trí thí nghiệm của Morgan, qua đó nêu được khái niệm di truyền liên kết giới tính.

- Vận dụng hiểu biết về di truyền giới tính và di truyền liên kết giới tính để giải thích các vấn đề trong thực tiễn.

- Trình bày được quan điểm của bản thân về việc điều khiển giới tính ở người theo ý muốn.

- Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Morgan.

- Trình bày được được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Morgan, từ đó phát biểu được khái niệm liên kết gene.

- Trình bày được thí nghiệm của Morgan, từ đó phát biểu được khái niệm hoán vị gene.

- Phân tích được cơ sở tế bào học, ý nghĩa của liên kết gene và hoán vị gene.

- Nêu được quan điểm của Morgan về tính quy luật của hiện tượng di truyền.

- Trình bày được ý nghĩa của bản đồ di truyền.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học: tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, kiến thức liên quan, đọc thông tin và quan sát phân tích các hình ảnh, trả lời các câu hỏi trong SGK và hoàn thiện các nội dung được phân công.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Rèn luyện và phát triển được năng lực diễn đạt bằng văn bản (qua việc ghi tóm tắt các ý chính đã đọc được trong SGK), bằng lời nói (qua việc trình bày những gì đã lĩnh hội được hoặc bằng giải thích, thuyết minh sơ đồ/slide trước tổ, nhóm hoặc trước lớp).

+ Rèn được các kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với GV; biến phân công công việc hợp lí thông qua thảo luận tổ, nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được phương pháp lai giống cây trồng thu được năng suất cao (có biến dị tổ hợp tốt).

Năng lực sinh học:

- Năng lực nhận thức sinh học:

+ Nêu được khái niệm về nhiễm sắc thể giới tính, di truyền giới tính.

+ Phân tích được cơ chế di truyền xác định giới tính. Giải thích được tỉ lệ đực: cái trong tự nhiên thường xấp xỉ 1 : 1.

+ Trình bày được quan điểm của bản thân về việc điều khiển giới tính ở người theo ý muốn.

+ Phân tích được cơ sở tế bào học, ý nghĩa của liên kết gene và hoán vị gene.

+ Nêu được quan điểm của Morgan về tính quy luật của hiện tượng di truyền.

+ Trình bày được ý nghĩa của bản đồ di truyền.

- Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

+ Trình bày được cách bố trí thí nghiệm của Morgan, qua đó nêu được khái niệm di truyền liên kết giới tính.

+ Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Morgan.

+ Trình bày được được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Morgan, từ đó phát biểu được khái niệm liên kết gene.

+ Trình bày được thí nghiệm của Morgan, từ đó phát biểu được khái niệm hoán vị gene.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Từ thí nghiệm của Morgan, có thể thiết kế thí nghiệm trên đối tượng sinh vật nhất định.

+ Trình bày được quan điểm của bản thân về việc điều khiển giới tính để giải thích các vấn đề trong thực tiễn.

+ Vận dụng những hiểu biết về di truyền giới tính và liên kết giới tính để giải thích các vấn đề trong thực tiễn (VD: điều khiển giới tính trong chăn nuôi, phát hiện bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp NST giới tính).

+ Vận dụng quy luật liên kết gene và hoán vị gene có thể dự đoán được quy luật di truyền chi phối hai tính trạng; vẽ sơ đồ NST thể hiện các locus gene trên NST.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Rèn luyện đức tính kiên trì, tự học tập, tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, có niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học.

- Trung thực: Rèn ý thức tổ chức kỉ luật bản thân và kỉ luật nhóm, tuân thủ theo sự hướng dẫn của các thầy cô.

- Trách nhiệm: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; biết lắng nghe, chia sẻ và học tập lẫn nhau.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều.

- Hình ảnh sơ đồ Hình 8.1 - 8.7 và sơ đồ minh họa một phần bản đồ di truyền nhiễm sắc thể X của ruồi giấm, hình ảnh ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính. liên kết gene, hoán vị gene.

- Video về Thomas Hunt Morgan - “Cha Đẻ” Di Truyền Học Hiện Đại Và Thí Nghiệm Ruồi Giấm Nổi Tiếng: https://youtu.be/_mxObMZklt0

- Giấy A0, bút lông nhiều màu, phấn màu.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều.

- Nghiên cứu bài học trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về di truyền liên kết giới tính.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Ở người, bệnh máu khó đông là một bệnh chảy máu di truyền gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu. Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ. Người bị bệnh này thường là nam giới. Trong khi đó, người phụ nữ là người mang gene bệnh, tại Việt Nam, ước tính có khoảng 30.000 người mang gene bệnh máu khó đông.

Giáo án Sinh học 12 Cánh diều Bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gene và hoán vị gene

Sơ đồ di truyền bệnh máu khó đông

(Theo Viện huyết học Truyền máu TW)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học