Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 6: Thực hành: Tách chiết DNA
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực sinh học
– Năng lực nhận thức sinh học:
Thực hành tách chiết được DNA từ các mẫu vật sống. Quan sát và nhận biết cấu trúc của DNA.
– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
Rèn các kĩ năng khéo léo trong các thao tác tay chân, các kĩ năng bố trí thí nghiệm, thu thập kết quả, giải thích kết quả thực nghiệm.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
HS giải thích được các giả thuyết và tự tiến hành các thí nghiệm ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết của mình về các hiện tượng phát sinh để phục vụ đời sống con người.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học:
HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về cấu trúc của thế giới sống.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung thực hành phát triển các kĩ năng tổng hợp.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức, kĩ năng thực hành vào đời sống.
2. Phẩm chất
– Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị nội dung thực hành.
– Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, chuẩn bị và hoàn thành kĩ năng thực hành.
– Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung, cách thức làm thực hành hiệu quả mà bản thân tìm hiểu được.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK Sinh học 12; máy tính, máy chiếu.
– Dụng cụ, thiết bị:
+ Chày, cối sứ hoặc máy xay thịt, máy nghiền mẫu vật sống.
+ Ống nghiệm thuỷ tinh, giá đỡ ống nghiệm, giấy lọc và phễu lọc.
+ Tăm tre dài hoặc que tre tròn hay que thuỷ tinh.
– Nguyên liệu, hoá chất:
+ Gan gà hoặc mô động vật, thực vật tươi sống bất kì.
+ Dứa tươi: 1/4 quả.
+ Nước rửa chén bát hoặc dung dịch tẩy rửa: 500 mL.
+ Cồn ethanol lạnh (70 – 95%): 500 mL.
– Video clip về quy trình tách chiết DNA:
2. Học sinh
– Nghiên cứu trước nội dung bài 6 SGK Sinh học 12, nghiên cứu quy trình thực hành và ứng dụng link GV giao từ tiết học trước qua zalo.
– Sưu tầm một số phương pháp và công cụ tách DNA ngoài SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
HS giải thích được tác dụng và cách sử dụng các dụng cụ tiến hành tách chiết DNA mà GV chuẩn bị.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
GV cho HS chơi trò chơi:
– Cho mỗi HS lên chọn một dụng cụ hoặc mẫu vật mà GV chuẩn bị, sau đó từng HS mô tả hoặc dự đoán vai trò và cách sử dụng từng loại dụng cụ, mẫu vật đó.
– Hãy sắp xếp các dụng cụ và mẫu vật đó theo trình tự sử dụng trong quá trình thí nghiệm.
– GV nhận xét, bổ sung và lưu ý HS việc sử dụng các thiết bị thực hành.
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của HS.
– Tâm thế hứng khởi, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
2. Hoạt động thực hành
2.1. Tìm hiểu mục I. Nguyên lí và cách tiến hành
a) Mục tiêu
HS giải thích nguyên lí và các bước tiến hành tách chiết DNA trong các mẫu vật khác nhau.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 32, 33 và trả lời các câu hỏi:
(1) Nguyên lí của việc tách chiết DNA?
(2) Mô tả quá trình tách chiết DNA. Giải thích các bước đó.
GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm nhận các mẫu vật khác nhau, bộ dụng cụ, hoá chất.
Các nhóm trao đổi nhanh trong 5 phút, nhóm nhanh nhất trình bày các bước tiến hành, các nhóm khác nhận xét.
c) Sản phẩm
2.2. Thực hiện
GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm và hoàn thành báo cáo thực hành theo nhóm.
Nhóm 1: Chọn mẫu là gan gà.
Nhóm 2: Chọn mẫu là mô thực vật.
Nhóm 3: Chọn mẫu là mô động vật.
– Nhóm trưởng mỗi nhóm cần lập bảng phân công các công việc cụ thể.
– Các nhóm nhận dụng cụ.
– Phân công thư kí ghi chép.
– Các nhóm tiến hành thảo luận thống nhất cách tiến hành thí nghiệm.
– Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước và theo yêu cầu của GV.
– GV quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác.
– GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, giải thích các hiện tượng quan sát được trong quá trình thực hành. GV nhận xét, mở rộng và lưu ý HS: Chất kết tủa màu trắng thu được theo quy trình thí nghiệm này chủ yếu là DNA và có thể nhận biết bằng dung dịch diphenylamine ở nhiệt độ cao tạo phức màu xanh lam.
3. Thu hoạch
3.1. Báo cáo kết quả thực hành
GV yêu cầu các nhóm theo dõi kết quả thí nghiệm, trao đổi, thống nhất ý kiến trong nhóm để hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu gợi ý dưới đây:
BÁO CÁO THỰC HÀNH TÁCH CHIẾT DNA Họ và tên: .......................................... Nhóm.................. Lớp.................. Mục đích: ........................................................................................ Kết quả và giải thích:
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):................................................................. |
3.2. Trả lời các câu hỏi
Câu a. Tại sao phải sử dụng dung dịch nước rửa chén bát hay dung dịch tẩy rửa?
Để phá vỡ cấu trúc màng:
– Màng tế bào và màng nhân được cấu tạo bởi các lớp phospholipid kép, có tính kị nước.
– Nước rửa chén bát và dung dịch tẩy rửa chứa các chất hoạt động bề mặt (surfactant) có khả năng phá vỡ cấu trúc lớp phospholipid kép.
– Khi các chất hoạt động bề mặt liên kết với phospholipid, chúng sẽ làm mất tính kị nước của màng, dẫn đến việc màng bị phá vỡ và giải phóng dịch nhân chứa DNA ra ngoài.
Câu b. Tại sao cần sử dụng nước dứa? Có thể thay nước dứa bằng dung dịch gì?
– Trong nước dứa tươi có chứa enzyme bromelain, là một protease, nghĩa là nó có thể cắt đứt các liên kết peptide trong protein. Khi DNA được tách ra khỏi tế bào, nó vẫn liên kết với các protein histone. Bromelain có tác dụng phá vỡ các liên kết này, giải phóng DNA và tạo điều kiện cho việc thu nhận DNA tinh sạch.
– Dung dịch Tris HCl có thể được sử dụng kết hợp với các enzyme protease để thay thế nước dứa giúp phân huỷ protein và loại bỏ các tạp chất protein khỏi dung dịch DNA.
Câu c. Tại sao cần sử dụng cồn ethanol?
– Do ethanol có ái lực với nước mạnh hơn với DNA nên khi cho cồn ethanol vào dịch chiết chứa DNA thì các phân tử DNA có xu hướng bị đẩy sát lại gần nhau và kết tụ lại với nhau dưới dạng vật chất có màu trắng đục.
– Vì ethanol nhẹ hơn nước, nên khi cho ethanol vào phía trên dịch chiết tế bào sẽ tách thành lớp trong suốt trong ống nghiệm phía bên trên, lúc này DNA sẽ đi từ dịch chiết tế bào lên và bị kết tủa dưới dạng vật chất có màu trắng đục.
Câu d. Cần phải cải tiến, khắc phục điều gì để thu được kết quả tốt hơn?
– Chất lượng mẫu:
+ Sử dụng mẫu tươi, nguyên vẹn và không bị nhiễm bẩn.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Sinh học 12 Bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể
Giáo án Sinh học 12 Bài 10: Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12