Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Sau khi học xopng bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Giải thích được tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hóa mà không phải loài hay cá thể.
- Giải thích được quan niệm về tiến hóa và các nhân tố tiến hóa của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.
- Giải thích được các nhân tố tiến hóa như đột biến, du nhập gen … và các nhân tố tiến hóa ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào.
2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa, các nhân tố tiên hóa trong học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng, bảo vệ độ đa dạng sinh học.
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Thảo luận nhóm.
1. Khám phá: (3p)
2. Kết nối:
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa. GV yêu cầu HS đọc SGK trang 113. Giải thích tên gọi của thuyết tiến hóa tổng hợp? HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. GV: Tiến hóa nhỏ là gì? Tại sao quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở? HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời. GV: Kể tên các giai đoạn tiến hóa nhỏ và thiết lập mối quan hệ giữa chúng bằng một sơ đồ? HS: Sơ đồ: QT ban đầu →Thay đổi thành phần KG CLTN → C.li SS → CTDT mới thích nghi → Loài mới. GV: Tiến hóa lớn là gì? Nêu mối quan hệ giữa tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ? HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời. GV: Nguyên liệu của quá trình tiến hóa là gì? HS: Các biến dị di truyền. GV: Nguồn biến dị của quần thể có phải là tổng hợp tất cả các biến dị phát sinh ở các cá thể trong quần thể không? Nó bao gồm những biến dị nào? |
I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA. 1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. a. Tiến hóa nhỏ: - Thực chất: Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể), xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc, kết quả dẫn đến sự hình thành loài mới. - Qui mô: Nhỏ (phạm vi một loài). → Quần thể là đơn vị tiến hóa. b. Tiến hóa lớn: - Thực chất: Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên qui mô lớn, trải qua hàng triệu năm, hình thành các nhóm phân loại trên loài. - Qui mô: Lớn (nhiều loài). * Mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn: Cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (tiến hóa lớn) là quá trình hình thành loài mới (tiến hóa nhỏ). 2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể. - Đột biến (biến dị sơ cấp), - Biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp). - Sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào. |
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố tiến hóa. GV: Một quần thể có 100 cá thể trong đó tỉ lệ kiểu gen như sau: 60 AA + 3Aa + 10aa Theo em những tình huống nào có thể làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể trên? Giải thích? HS: Đột biến, CLTN, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên - đây chính là các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec.) GV: Tính chất của đột biến và ý nghĩa của mỗi tính chất trong tiến hóa? HS: Nghiên cứu thông tin SAGK để trả lời. GV: Di nhập gen là gì? Di nhập gen có phải là 1 NTTH có định hướng không? HS: Không vì di nhập gen là hoàn toàn ngẫu nhiên. GV: CLTN có vai trò như thế nào đối với quá trình tiến hóa? Thuyết tiến hóa hiện đại quan niệm về CLTN như thế nào? - Cụ thể thực chất của CLTN là gì? - CLTN là chọn lọc những kiểu gen hay kiểu hình? - Tại sao nói CLTN là 1 NTTH có hướng - Kết quả của CLTN, tốc độ của CLTN? - Tại sao chọn lọc chống lại alen trội lại diễn ra với tốc độ nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn? HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời. GV: Các yếu tố ngẫu nhiên là những yếu tố nào? Các yếu tố nhẫu nhiên ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc di truyền của quần thể? HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: Quá trình giao phối là gì? Vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hóa? Giao phối gồm những dạng nào? HS: Giao phối ngẫu nhiên hay ngẫu phối và giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có lựa chọn hay giao phối cận huyết, tự phối. GV: Tại sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen mà vẫn được coi là NTTH? HS: Giao phối không ngẫu nhiên là NTTH không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi tần số kiểu gen trong quần thể theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp, tăng tỉ lệ đồng hợp. GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung khung cuối bài 27 |
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA. 1. Đột biến: - Đột biến làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. - Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa. Đột biến gen qua giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa. 2. Di nhập gen: - Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể. - Di nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 3. Chọn lọc tự nhiên: - CLTN thực chất là quá trình phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với những kiểu gen khác nhau trong quần thể. - CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen → tần số alen của QT theo 1 hướng xác định. (CLTN là 1 NTTH có hướng). - Tốc độ CLTN tùy thuộc vào nhiều : + Chọn lọc chống lại alen trội. + Chọn lọc chống lại alen lặn. - Kết quả của CLTN: Trong quần thể có nhiều kiểu gen thích nghi. 4. Các yếu tố ngẫu nhiên: - Sự thay đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.. - Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ. - Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định. 5. Giao phối không ngẫu nhiên: - Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm: + Tự thụ phấn(thực vật) + Giao phối gần(động vật) + Giao phối có chọn lọc(động vật) - Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. |
3. Thực hành / Luyện tập: (5p)
Trong 5 nhân tố đã học, nhân tố nào:
- Làm thay đổi tần số alen dẫn đến làm thay đổi TPKG của quần thể?
- Chỉ làm thay đổi TPKG, không làm thay đổi tần số alen?
- Là nhân tố có hướng?
4. Vận dụng: (2p)
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Sưu tầm tranh ảnh về các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 28: Loài
- Bài 29: Quá trình hình thành loài
- Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
- Bài 31: Ôn tập
- Bài 32: Nguồn gốc sự sống
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12