Giáo án Sinh học 12 Cánh diều Bài 2: Sự biểu hiện thông tin di truyền

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Phân biệt được các loại RNA.

- Phân tích được bản chất phiên mã thông tin di truyền là cơ chế tổng hợp RNA dựa trên DNA.

- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của phiên mã ngược.

- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của mã di truyền.

- Trình bày được cơ chế dịch mã tổng hợp protein.

- Vẽ và giải thích được sơ đồ cơ chế truyền thông tin di truyền ở cấp độ phân tử.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân khi tìm hiểu về sự biểu hiện thông tin di truyền. Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao. Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đặt được các câu hỏi khác nhau về các vấn đề tìm hiểu trong bài học; biết đánh giá các tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án.

- Hình ảnh liên quan đến bài học.

- Phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1

Phân biệt các loại RNA dựa vào bảng sau:

Loại RNA

Cấu trúc

Chức năng

mRNA

   

tRNA

   

rRNA

   

2. Học sinh

- Đọc và chuẩn bị bài, tìm hiểu trước thông tin về sự biểu hiện thông tin di truyền.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu

-  Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới.

-  Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh.

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới. Huy động được những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật hỏi đáp, yêu cầu HS trả lời vấn đề:

+ Tại sao thông tin di truyền có thể quyết định các tính trạng đặc trưng của mỗi cá thể như: màu da, màu tóc,...?

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, trả lời câu hỏi:

+ Tại sao thông tin di truyền có thể quyết định các tính trạng đặc trưng của mỗi cá thể như: màu da, màu tóc,...?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới.

- Các câu trả lời của HS:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các loại RNA

a) Mục tiêu:  

- Phân biệt được các loại RNA.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh và hoàn thành phiếu học tập số 1 để tìm hiểu về các loại RNA.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

- Đáp án phiếu học tập số 1.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học