Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 67 Tập 2 - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 67 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản; liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.
- Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).
- Hiểu được nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng (UN, UNESCO, WHO, WTO…)
- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.
- Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến, chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng:
- Năng lực nhận biết, phân tích được thể loại truyện.
3. Phẩm chất
- Có tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước và nhân loại; sẵn sàng lên tiếng trước những vấn đề quan trọng, gay cấn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Theo em hiểu lương tri là gì? Lương tri có vai trò như thế nào trong đời sống con người?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Tiếng nói của lương tri bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: Có tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước và nhân loại; sẵn sàng lên tiếng trước những vấn đề quan trọng, gay cấn. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản; liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.
- Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).
- Hiểu được nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng (UN, UNESCO, WHO, WTO…)
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Hãy chọn một bài thơ và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố: + Trình bày hiểu biết của em về thông tin khách quan và ý kiến chủ quan. + Trình bày hiểu biết của em về nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế quan trọng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
1. Thông tin khách quan và ý kiến chủ quan - Phân biệt thông tin khách quan và ý kiến chủ quan của người viết là yêu cầu quan trọng đối với việc đọc hiểu văn bản nghị luận. Nó giúp người đọc kiểm tra, đánh giá được độ tin cậy, thuyết phục của lập luận và từng bước phát triển tư duy phản biện. - Thông tin khách quan thường được thể hiện ở dạng bản tin, số liệu thống kê, phát hiện của các nhà nghiên cứu, kết quả thí nghiệm,... - Ý kiến chủ quan thường được đánh dấu bằng những cách diễn đạt như: tôi nghĩ, tôi tin, tôi cảm thấy, theo quan điểm của tôi, chúng tôi cần,..; hoặc các từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm, nhận xét như: thích, ghét, thú vị, rất đáng ghi nhận, thật sự có giá trị,... 2. Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế quan trọng - Trên sách báo, ta có thể gặp tên của một số tổ chức quốc tế được viết tắt. Tên viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép những chữ cái đầu tiên của các từ trong tên gọi đầy đủ (thường bằng tiếng Anh). Ví dụ: ASEAN là tên viết tắt của Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á); WTO là tên viết tắt của World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới);... Trong tạo lập văn bản, việc sử dụng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế như vậy cần tuân theo một số quy định. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Giáo án Ngữ Văn 9 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Giáo án Ngữ Văn 9 Thực hành tiếng Việt trang 71
- Giáo án Ngữ Văn 9 Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
- Giáo án Ngữ Văn 9 Thực hành tiếng Việt trang 76
- Giáo án Ngữ Văn 9 Bài ca chúc tết thanh niên
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)