Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 40 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 40 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được thể loại thơ.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: Vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh và điệp vần.

- Viết được văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

- Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

- Yêu thương, đồng cảm với con người và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng:

- Năng lực nhận biết, phân tích được thể loại truyện.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương, trân trọng con người và thiên nhiên…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trình bày hiểu biết của em về thể loại thơ? Chia sẻ với các bạn một bài thơ mà em yêu thích?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Những cung bậc tâm trạng, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: yêu thương con người, yêu thiên nhiên…

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

→ Ghi lên bảng

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh và điệp vần.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

Hãy chọn một bài thơ và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:

+ Thơ song thất lục bát là gì? Xác định vần, nhịp và thanh điệu của thể thơ song thất lục bát?

+ Xác định biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Thơ song thất lục bát

- Song thất lục bát là thể thơ có nguồn gốc dân tộc, kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu trong mỗi câu thơ không cố định.

- Tương tự như thể lục bát, song thất lục bát cũng có hiện tượng biến thể: Có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp câu lục bát liền nhau sau đó mới đến cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định.

- Thơ song thất lục bát sử dụng cả vần lưng (yêu vận) và vần chân (cước vận). Vần lưng được gieo ở tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ.

- Thanh điệu trong thơ song thất lục bát cụ thể như sau:

Vị trí tiếng

1

2

3

4

5

6

7

8

Câu thất 1

-

-

-

-

B

-

T

 

Câu thất 2

-

-

B

-

T

-

B

 

Câu lục

-

B

-

T

-

B

   

Câu bát

-

B

-

T

-

B

-

B

Trong đó: thanh bằng (B), thanh trắc (T)

- Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hoặc 3/4). Hai câu 6 và 8 ngắt nhịp theo thể thơ lục bát. Một số câu thơ có thể đọc theo những các ngắt nhịp khác nhau, mỗi cách ngắt nhịp tạo ra một nghĩa, giúp người đọc có được sự đa dạng trong cảm thụ.

2. Biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

- Chơi chữ: Là biện pháp tu từ vận dụng những đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc quy tắc kết hợp từ ngữ một cách khéo léo, sáng tạo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người đọc (người nghe).

- Điệp thanh: Là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt.

- Điệp vần: Là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc (người nghe).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học