Giáo án bài Ôn tập về thơ (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 9

1. Kiến thức

- Củng cố những tri thức về thể thơ trữ tình.Giúp HS ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ trữ tình hiện đại VN đã học trong chương trình Ngữ văn 9.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh ý thức học tập.

1. Giáo viên

SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.

H: So sánh các bài thơ gần đề tài đã học trong chương trình ngữ văn 9

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

- Giờ học trước chúng ta đã hệ thống hóa lại chương trình phần thơ VN hiện đại, giờ học này chúng ta cùng củng cố tiếp những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất về thơ trong chương trình đã học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS so sánh các bài thơ có đề tài gần gũi:

H: Hãy so sánh bài: Khúc hát…, Con cò, Mây và sóng ?

3. So sánh các bài thơ có đề tài gần gũi:

- Giống: đều ca ngợi tình cảm mẹ con t/thiết, t/liêng.

- Khác:

   + Khúc hát…mẹ: là sự thống.nhất của t/yêu con với t/yêu nước, gắn bó với CM và ý chí chiến đấu của người mẹ d/tộc Tà Ôi …

   + Con c̣ò: khai thác đề tài và p/triển tứ thơ từ hình tượng con c̣ò trong ca dao hát ru để ngợi ca tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru.

   + Mây và sóng: hóa thân vào lời tṛò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ để t/hiện t/yêu mẹ t/thiết của tuổi thơ. Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận hơn tất cả những điều h/dẫn khác trong vũ trụ.

HĐ2. HDHS hình ảnh người lính và tình đồng đội trong các bài thơ:

- GV so sánh các bài thơ cùng viết về đề tài người lính: Đồng cí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.

4. Hình ảnh người lính và tình đồng đội trong các bài thơ:

- Đều viết về người lính với vẻ đẹp tình cảm, tâm hồn, nhưng mỗi bài lại có nét riêng và được đặt trong hoàn cảnh khác nhau.

- Đồng chí: viết về người lính trong t/ḱ đầu của cuộc k/chiến chống Pháp. Ca ngợi t/cảm đồng chí, đồng đội t/liêng của những người cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn và cùng chung lí tưởng c/đấu.

- Bài thơ về …: khắc họa hình ảnh các c/sĩ lái xe trên tuyến đường T/Sơn trong những năm k/chiến chống Mĩ.

- Ánh trăng: suy nghĩ của người lính đã đi qua cuộc c/tranh nay sống giữa T/phố trong ḥòa bình, gợi những kỉ niệm gắn bó của người lính với đ/nước, với đồng đội trong những năm tháng g/lao của cuộc c/tranh, để từ đó nhắc về đạo lí tình nghĩa thủy chung.

HĐ3.HDHS so sánh về bút pháp tạo hình ảnh của một số bài thơ:

GV hướng dẫn hs so sánh bút pháp tạo hình trong các bài thơ.

5. So sánh về bút pháp tạo hình ảnh của 1 số bài thơ:

- Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, t/tượng, so sánh mới mẻ, đ/đáo.

- Ánh trăng: nhiều hình ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa k/quát và b/tượng của h/ảnh.

- Mùa xuân nho nhỏ: XD nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

- Con cò: Vận dụng sáng tạo h/ảnh con cò trong ca dao, từ đó l/tưởng, t/tượng sáng tạo, mở rộng của t/giả. h/ảnh thiên về ý nghĩa biểu tượng, nhưng gần gũi, quen thuộc mà vẫn có khả năng hàm chứa nhữngý nghĩa mới và có giá trị biểu cảm

4. Củng cố, luyện tập:

- Lấy các d/chứng minh họa cho từng nội dung của các t/phẩm thơ?

- Phân tích 1 h/ảnh thơ, 1 đoạn thơ mà em thích bằng 1 đ/văn.

- Ôn tập những nội dung bài học-> chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết.

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Đọc trước bài: Nghĩa tường minh, hàm ý.

- Trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: