Giáo án bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Văn 9 Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

1.2. Năng lực đặc thù

- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan.

2. Phẩm chất

- Trung thực và trách nhiệm với ý kiến của mình.

II. KIẾN THỨC

– Quy trình nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.

– Những lỗi thường gặp khi trình bày một ý kiến: Lỗi về lập luận, lỗi về bằng chứng.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy chiếu, micro, bảng, phấn.

– SGK, SGV.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ nói và nghe cần thực hiện.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ nói và nghe cần thực hiện.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc khung Yêu cầu cần đạt, quan sát (đọc lướt) phần Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến để trả lời câu hỏi: Ở Phần Nói và nghe, nhiệm vụ học tập ta cần thực hiện là gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS đọc SGK, tìm câu trả lời.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày câu trả lời trước lớp. HS khác nhận xét, đánh giá.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, kết luận: nhiệm vụ học tập là nghe phần trình bày và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến, chỉ ra lỗi lập luận, lỗi về bằng chứng (nếu có).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Hoạt động tìm hiểu quy trình nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

a. Mục tiêu: Trình bày được quy trình nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.

b. Sản phẩm: Bảng tóm tắt của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS thực hiện tại nhà, đọc SGK và tóm tắt quy trình thực hiện nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến dựa vào bảng sau:

Quy trình nghe

Thao tác cần làm

Lưu ý khi thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

Bước 2: Nghe và ghi chép

Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ học tập tại nhà, đọc SGK và tóm tắt ý chính vào bảng quy trình.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV kết luận, nhận định về quy trình nói và nghe dựa vào SGK.

2. Hoạt động tìm hiểu một số lỗi về lập luận và bằng chứng khi trình bày một ý kiến

a. Mục tiêu: Trình bày được một số lỗi về lập luận và bằng chứng thường gặp.

b. Sản phẩm: Phần tóm tắt của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS thực hiện tại nhà, đọc SGK và tóm tắt các lỗi về lập luận và bằng chứng theo bảng sau:

Lỗi thường gặp khi tình bày ý kiến

Biểu hiện

Ví dụ

Lỗi lập luận

Lỗi …

Lỗi …

Lỗi về bằng chứng

Lỗi …

Lỗi …

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ học tập tại nhà.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm trên lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV kết luận, nhận định dựa vào SGK.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ nói và nghe

a. Mục tiêu: Thực hiện được nhiệm vụ nói và nghe.

b. Sản phẩm: Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) Một nhóm HS được chọn chuẩn bị bài nói theo đề bài trong SGK.

(2) Các HS còn lại trong lớp đóng vai người nghe, nghe và ghi chép nội dung bài nói, nhận biết tính thuyết phục của ý kiến.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hai nhiệm vụ theo vai được phân công.

* Báo cáo, thảo luận: Các HS đóng vai người nghe trình bày phần ghi chép và nhận xét về tính thuyết phục của bài nói.

* Kết luận, nhận định: GV nhận định, tổng kết dựa trên ý kiến của HS.

2. Hoạt động trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm

a. Mục tiêu: Tự đánh giá kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.

b. Sản phẩm: Lời nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS ghi lại những kinh nghiệm rút ra sau khi thực hiện hoạt động nói và nghe, sau đó trình bày những kinh nghiệm ấy trước lớp theo gợi ý:

(1) Ba điều em đã làm tốt khi thực hiện kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến.

(2) Hai điều em cần làm tốt hơn khi thực hiện kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến.

(3) Một kinh nghiệm em rút ra để thực hiện kĩ năng nghe tốt hơn vào lần sau.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS ghi lại những kinh nghiệm rút ra.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kinh nghiệm của bản thân. Các HS khác bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, kết luận về những kinh nghiệm HS cần nắm khi nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến. GV đưa ra kết luận về những điều HS cần lưu ý khi thực hiện kĩ năng giao tiếp và hợp tác.

D. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN ÔN TẬP

a. Mục tiêu: Biết cách thực hiện phần ôn tập tại nhà.

b. Sản phẩm: Phần ghi chú của HS về cách thực hiện phần ôn tập tại nhà.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: GV giao cho HS trả lời các câu hỏi ôn tập ở nhà.

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi ôn tập ở nhà.

* Báo cáo, thảo luận: HS sẽ trình bày sản phẩm trong tiết ôn tập tại lớp.

* Kết luận, nhận định: GV sẽ nhận xét về sản phẩm của HS trong tiết ôn tập tại lớp.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học