Giáo án bài Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 1) - Giáo án Ngữ văn lớp 9

1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được những nét khái quát về tác giả và tác phẩm.Cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích bài thơ.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức thái độ trân trọng giá trị đích thực của thơ ca trong cuộc sống.

1. Giáo viên

SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.

H: Đọc thuộc lòng bài thơ bài thơ: Viếng lăng Bác? Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ này?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

- Điều trăn trở về quan niệm sống được nhà thơ Thanh Hải thể hiện qua bài: Mùa xuân nho nhỏ. Vậy quan niệm sống đó được thể hiện trong bài thơ ntn, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc

- HS đọc bài thơ

- Gọi HS đọc chú thích*.

H: Nêu những nét khái quát về tác giả?

H: Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào?

- Yêu cầu hs giải nghĩa một số từ khó SKG

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

a. Tác giả: Thanh Hải (1930- 1980)

- Quê: Phong Điền- Thừa Thiên Huế.

- Hoạt động v/nghệ từ cuối k/chiến chống Pháp. Trong k/chiến chống Mĩ ông ở lại quê hương h/động.

b. Tác phẩm:

- Tháng 11- 1980- không bao lâu trước khi tác giả qua đời.

c. Từ khó:

HĐ2. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

H: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thể thơ, phương thức biểu đạt:

- Thơ 5 chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm- tự sự miêu tả- nghị luận

2. Bố cục: 4 phần.

- P1: Khổ thơ đầu: C/xúc trước mùa xuân của t/nhiên, đất trời.

- P2: 2 khổ tiếp theo: Cảm xúc về mùa xuân đất nước.

- P3: 2 khổ tiếp theo: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.

- P4: Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca Huế.

H: H/ảnh mùa xuân của t/nhiên được t/giả phác họa ntn?

3. Phân tích:

1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước:

* Mùa xuân của thiên nhiên:

- Mọc…xanh

Bông hoa tím biếc

Chim chiền chiện hót

→ Đảo ngữ, tính từ chỉ màu sắc, động từ → gợi lên vẻ đẹp, sức sống rộn rã, âm thanh náo nức của đất trời khi vào xuân.

* Cảm xúc của tác giả:

- Ơi, hót chi

- Từng giọt…rơi

… đưa tay hứng

→ tiếng gọi thân thương, trìu mến.

→ ẩn dụ cảm giác → sự trân trọng, say mê, náo nức, ngất ngây của t/giả khi thấy đ/trời khi vào xuân.

4. Củng cố, luyện tập:

- Đọc diễn cảm bài thơ?

- Nêu cảm nhận của em về h/ảnh đ/trời khi vào xuân được m/tả ở khổ thơ đầu?

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung đã học và soạn tiếp phần còn lại → Giờ sau học tiếp bài.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: