Giáo án bài Lặng lẽ Sa Pa (Tiết 1) - Giáo án Ngữ văn lớp 9

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức

- HS đọc và cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng con ng thầm lặng cống hiến quên mình vì TQ trong t/p. Hiểu đc nghệ thuật kể chuyện, m/t sinh động hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt diễn biến và tóm tắt đc truyện, phân tích đc hình tượng nhân vật người thah niên trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng t/yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm với công việc yêu công việc.

1. Giáo viên

   + Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, nghiên cứu, soạn bài.

2. Học sinh

   + Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK)

1. Ổn định tổ chức

*Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

- Phân tích tâm trạng ông hai khi nghe tin làng theo giặc? Tóm tắt tryyện ngắn “ Làng”

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- Hướng dẫn học sinh đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, sâu lắng (GV đọc mẫu – HS đọc – nhận xét).

H: Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long.

H: Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc - tóm tắt (Kết hợp kể tóm tắt với đọc)

2. chú thích (SGK 188, 189)

a) Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) Quê Duy Xuyên,Tỉnh Quảng Nam.

- Là nhà văn thời kccp, là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký hướng vào cuộc sống.

b) Tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa” viết năm 1970 trong chuyến đi Lào Cai của tác giả, đc in trong tập “Giữa trong xanh” (1972).

HĐ2. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

H: Em hãy cho biết thể loại và PTBĐ của tác phẩm?

H: Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Thể loại-PTBĐ

- Thể loại: truyện ngắn

- PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và lập luận

2. Bố cục: 3 phần

- Đ1: Từ đầu đến "Kìa anh ta kìa":Bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư 1 người cô độc nhất thế gian.

- Đ2: Tiếp theo đến “như thế”: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư.

- Đ3: Còn lại: Họ chia tay, ông hoạ sỹ và cô kỹ sư trẻ xuống đồi cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.

H: Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"?

3. Tình huống truyện, hệ thống nhân vật và chủ đề của truyện.

* Tình huống truyện

- Cốt truyện đơn giản tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách( ông hoạ sĩ,cô kĩ sư) với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn- Sa Pa

H: Trong truyện có những nhân vật nào?

H: Nhân vật chính là ai?

H: Nhân vật nào có vị trí quan trọng trong truyện, vì sao.

* Hệ thống nhân vật:

- Bác lái xe, ông hoạ sỹ, cô kỹ sư, anh thanh niên, ông kỹ sư ở vườn rau, anh kỹ sư khí tượng lập bản đồ sét …

- Nhân vật chính:anh thanh niên.

- Nhân vật có vị trí quan trọng trong truyện:ông hoạ sĩ, vì truyện mặc dù không kể theo ngôi thứ nhất nhưng đã được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sỹ.

- Nhân vật phụ: ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe-> nhìn về nhân vật chính-> tạo sự phong phú, đầy đủ, rõ nét về nhân vật chính

H: Nêu chủ đề của truyện?

* Chủ đề của truyện:

- Ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

4. Củng cố - luyện tập

- GV hệ thống bài: Khắc sâu hệ thống nhân vật và chủ đề tác phẩm.

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

   + Kể tóm tắt văn bản.

   + Học bài: Xác định tình huống truyện? Chủ đề của truyện?

   + Soạn tiếp bài còn lại theo câu hỏi đọc hiểu SGK.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: