Giáo án bài Khởi ngữ - Giáo án Ngữ văn lớp 9

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được khái niệm Khởi ngữ,đặc điểm,công dụng của khởi ngữ trong câu.

- Tích hợp với Văn qua văn bản Bàn về đọc sách với Tập làm văn ở bài phép phân tích và tổng hợp.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ và vận dụng đặt câu có khởi ngữ

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng khởi ngữ trong khi nói và viết

1. Giáo viên

SGK. Sgv, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài: đọc tìm luận điểm lí lẽ, dẫn chứng cho từng phần, trả lời các câu hỏi trong mục đọc hiểu.

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Sự chuẩn bị của học sinh.

H: Nhắc lại các nội dung tiếng việt đã học ở kì I ?

3. Bài mới

Trong câu thường có 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Nhưng cũng có thành phần của câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu đó gọi là gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ :

- Yêu cầu hs đọc 3 ngữ liệu SGK

H: Xác định CN, VN trong câu?

H: Phần in đậm nằm ở vị trí nào so với chủ ngữ? Tác dụng?

- Phần in đậm đứng trước chủ ngữ

- Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

H: Người ta gọi phần đứng trước chủ ngữ ,nêu lên đề tài của câu ấy là thành phần gì? Thành phần đóp có quan hệ trực tiếp với vị ngữ của câu không?

H: Người ta có thể thêm quan hệ từ nào đứng trước các bộ phận in đậm đó?

I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:

1. Bài tập

a. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

b. Giàu tôi cũng giàu rồi.

c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng…

- Những từ gạch chân đều là chủ ngữ.

* Nhận xét:

- Về vị trí : Khởi ngữ đứng trước CN.

- Về qhệ với VN: không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ CN-VN.

   + Trước các khởi ngữ có thêm các quan hệ từ:còn,đối với, về

H: Rút ra kết luận chung: Khởi ngữ là gì ? Đứng ở vị trí nào? Tác dụng của khởi ngữ?

- Đọc Ghi nhớ SGK

2. Kết luận: Khởi ngữ là thành phần câu,đứng trước CN,nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

Trước các khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ.

*Ghi nhớ: SGK/ 7

HĐ2. HDHS luyện tập :

- HDHS làm bài tập 1:

H: Tìm khởi ngữ trong đoạn trích?

II.Luyện tập

1. Bài tập 1(SGK)

a ⇒ Điều này

b ⇒ Đối với chúng mình ⇒ Vận dụng k/n để gthích

c ⇒ Một mình

d ⇒ Làm khí tượng

e ⇒ Đối với cháu

Học sinh làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng trình bày.

H: Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ?

2. Bài tập 2

a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

→ Về làm bài,anh ấy làm cẩn thận lắm.

b.Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

→ Hiểu thì tôi hiểu rồi,nhưng giải thì tôi chưa giải được.

H: Xác định các khởi ngữ trong các câu sau?

3. Bài tập bổ trợ

a. Mày, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.

b. Cái khăn vuông thì chắc đã phải soi gương mà sửa đi sửa lại.

c. Nhà, bà ấy có hàng dãy nhà ở các phố.Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.

- Vận dụng viết đoạn văn có chứa khởi ngữ.

4. Bài tập 4:

Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ.

4. Củng cố, luyện tập:

H: Hệ thống toàn bài: Khởi ngữ là gì? vị trí và công dụng trong câu?

H: Học sinh nhắc lại ghi nhớ.

H: Phân biệt khởi ngữ với trạng ngữ trong câu

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Về nhà: học bài, Xem lại các bài tập luyện tập nhận diện và viết đoạn có khởi ngữ

- Đọc trước bài: Các thành phần biệt lập

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học