Giáo án Văn 8 bài Trợ từ, thán từ - Giáo án Ngữ văn lớp 8

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Khái niệm trợ từ - thán từ. Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.

2. Kĩ năng

- Dùng trợ từ, và thán từ phù hợp trong nói và viết.

3. Thái độ

- Sử dụng từ đúng mực trong giao tiếp.

1. Giáo viên

Giáo án, sách tham khảo,chuẩn kt kn.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi sgk.

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

H: Từ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? Cho ví dụ?

- Từ địa phương là những từ chỉ sử dụng trong một địa phương nhất định: má-Nam Bộ, cươi- miền Trung.

- Biệt ngữ xã hội là loại từ ngữ sử dụng cho một tầng lớp xã hội nhất định: cớm, ngỗng, băng...

3. Bài mới

- Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.

- Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng, lão cũng có thể làm liều như ai hết.

Tác dụng của các từ gạch chân trong hai câu trên?

- Chính: nhấn mạnh vào nội dung sự việc thầy hiệu trưởng tặng quyển sách.

- Hỡi ơi: Bộc lộ tình cảm đau xót của ông giáo khi nghe tin lão xin bả chó để định giết thịt con chó nào sang vườn nhà lão.

Vậy từ chínhhỡi ơi dùng nhấn mạnh sự việc và bày tỏ thái độ thì gọi là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HDHS tìm hiểu trợ từ:

- Gọi hs đọc ví dụ.

H: Nghĩa của các câu trên có gì khác nhau?

H: Vì sao có sự khác nhau đó ?

- Vì ở câu 2, 3 có thêm từ “những”, “có”.

H: Các từ “những”, “có” trong câu 2 và 3 đi kèm từ nào? Biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?

- Đi kèm với số từ “hai”.

+ “những”: biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá việc hai bát là nhiều.

+ “có”: thái độ nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát là ít.

I. Trợ từ:

1. Bài tập

Bài tập/69

- Câu 1: nói lên một sự việc khách quan (nó ăn - số lượng hai bát cơm)

- Câu 2: ngoài sự việc khách quan còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm.

- Câu 3: Ngoài sự việc khách quan còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít.

có đi kèm với hai bát cơm.

- Vì ở câu 2, 3 có thêm từ “những”, “có”.

⇒ Nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá của người nói đố với sự vật, sự việc.

H: Các từ “có”, “những” trong các câu trên là trợ từ, em hiểu trợ từ là gì?

- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/69

*B/t nhanh: Đặt câu có trợ từ và gạch chân dưới trợ từ đó?

- Chính tôi cũng không hiểu cô ấy.

- Ngay tôi cũng không hiểu nổi mình.

H: Xét các vd sau, xác định trợ từ? (GV treo bảng phụ)

a. Tôi có năm con gà.

b. Nó uống có hai viên thuốc.

a. Cha tôi là công nhân.

b. Cô ấy đẹp ơi là đẹp.

a. Tôi nhớ những kỉ niệm thời niên thiếu.

b. Tôi nhắc anh những ba, bốn lần mà anh vẫn quên.

→ có, là những ở ví dụ b là trợ từ.

→ có, là, những ở a là: động từ, hệ động từ là, lượng từ.

*Lưu ý: phân biệt hiện tượng đồng âm khác loại.

* Nhận xét:

- Là những từ chuyên đi kèm một só từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.

3. Ghi nhớ 1 (SGK)/69.

HĐ2.HDHS tìm hiểu thán từ:

- Gọi hs đọc bài tập

H: Các từ này , A, vâng trong đoạn trích sau đây biểu thị điều gì ?

H: Nhận xét về cách dùng từ này, vâng, a bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng ?

a. Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.

b. Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập.

c. Các từ ấy không thể làm thành một bộ phận của câu.

d. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

- HS báo cáo. GV kết luận.

Đáp án đúng: a, d.

- GV: Các từ: này, vâng, a là thán từ.

II. Thán từ :

*Bài tập/ 70

- này → thốt ra để gây sự chú ý của ng đối thoại.

- vâng → tiếng dùng để đáp lại lời ng khác lễ phép.

- A → tiếng thốt ra biểu thị sự tức giận.

⇒ thán từ.

H: Em hiểu thán từ là gì?Có mấy loại thán từ?

- Là những từ bộc lộ cảm xúc hoặc để gọi đáp.

GV:Thán từ có khả năng một mình tạo thành câu, cũng có lúc làm thành phần biệt lập của câu.

- HS đọc ghi nhớ SGK/70

- GV chốt.

H: Đặt câu có thán từ.

- A! Mẹ đã về rồi.

- Này, mai đi học gọi tớ nhé!

- Nhận xét:

⇒ Thán từ : bộc lộ t/c, cảm xúc, gọi đáp,thường đứng ở đầu câu, có khi đc tách thành một câu đặc biệt.

- Có 2 loại thán từ : - Bộc lộ t/c cảm xúc.

- Gọi đáp.

* Ghi nhớ: SGK/70

HĐ3.HDHS luyện tập:

- Y/c hs đọc và xác định y/c bài tập.

- y/c hs xđ và báo cáo:

- Đọc bài 2, xác định yêu cầu, thảo luận theo nhóm 4.

Báo cáo, nhận xét.

GV kết luận.

III. Luyện tập:

Bài tập 1/70

- Các từ in đậm từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ ?

a,c,g i, → trợ từ.

Bài tập 2/70-71

- Giải thích nghĩa các trợ từ in đậm.

- lấy → dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.

- nguyên → chỉ có như thế, không có gì thêm.

- đến → biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao của một tính chất làm ít nhiều ngạc nhiên.

- cả → nhấn mạnh về mức độ cao, phạm vi không hạn chế của sự việc.

- cứ → lặp lại.

Đọc bài 3, xác định yêu cầu, làm bài.

HS nhận xét, Gv sửa chữa.

Bài tập 3/71

- Chỉ ra thán từ trong các câu.

a, này, à.

b, ấy!

c, vâng!

d, chao ôi!

e, hỡi ơi.

Đọc bài 4, nêu yêu cầu bài tập.

Học sinh lên bảng làm bài- 2 em.

HS và GV nhận xét, sửa chữa.

- Y/c hs đặt 5 câu với những thán từ khác nhau:

Bài tập 4 /71. Các thán từ in đậm dưới đây bộc lộ cảm xúc gì?

- ha ha: tiếng reo mừng.

- ái ái: tiếng kêu đau.

- Than ôi: tiếng kêu tỏ ý tiếc nuối.

Bài tập 5/71

VD: Này, hôm nay có học chiều không vậy?

Trời ơi, mưa to quá.

Bài tập 6/71

- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ :

“ Gọi dạ bảo vâng” → Câu tục ngữ khuyên chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép.

4. Củng cố, luyện tập

H: Thế nào là trợ từ? Thán từ? Có mấy loại thán từ ? Cho ví dụ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Chuẩn bị: Học ghi nhớ, làm bài tập vận dụng viết đoạn văn có sử dụng thán từ ?

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học