Giáo án Văn 8 bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống được các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản ;đặc trưng thể loại ; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc- hiểu văn bản như cáo, chiếu , hịch.
- Sơ giản về lí luận văn học, về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và hiện đại.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm , luận cớ trong các văn bản đã học , học tập cách trình bày lập luận có lí có tình.
3. Thái độ
- GD cho hs ý thức yêu thích môn học, có ý thức hệ thống hoá kiến thức chùmvăn bản nghị luận trung đại.
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
H: Nêu các thể loại thơ đã trong chương trình từ bài 15. Các văn bản thơ giai đoạn này đề cập tới vấn đề gì ? Em được bồi dưỡng tình cảm gì ?
3. Bài mới
- Sau khi hệ thóng hoá nội dung các văn bản ở giờ học trước giờ học này cô hướng dẫn các em hệ thống lại kiến thức về chùm văn bản nghị luận.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt | ||||
---|---|---|---|---|---|
HĐ1.HDHS ôn tập cụm văn nghị luận: H: Qua các văn bản 22,23,24,25,26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận ? soa sánh sự khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại? |
1. Văn bản nghị luận: - Văn bản nghị luận: là văn bản trong đó người viết thể hiện tư tưởng, quan điểm , ý kiến khen chê về một vấn đề nào đó. Much đích của người viết là thuyết phục , làm cho người đọc người nghe đồng tình, tin tưởng vào quan điểm, ý kiến của mình. |
||||
H: Chỉ ra điểm khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại? |
* So sánh sự khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại:
|
||||
H: Chứng minh các văn bản nghị luận ở các bài: 22,23,24.25, 26… đều có tình có lí có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao? |
2. Đặc điểm của các văn bản nghị luận trung đại: - Có lí: Có các luận điểm xác đáng , cách sắp xếp luận điểm chặt chẽ khoa học. - Có tình : NGười việt bộc lộ tình cảm cảm xúc chân thực. - Có chứng cứ : Có các sự thực hiển nhiên khẳng định luận điểm. ⇒ Một bài văn nghị luận hay phải kết hợp cả ba yếu tố trên . Các yếu tố này sẽ tạo nên sức thuyết phục lớn cho bài nghị luận.. Tuy nhiên trong bài văn nghị luận yếu tố lí lẽ là quan trọng nhất. |
||||
H: Điểm giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22,23 và 24 |
3. Điểm giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22,23 và 24: * Giống nhau:các văn bản trên đều là những áng văn chính luận gắn với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần dân tộc sâu sắc . - Thể loại: đều là văn nghị luận trung đại có cách thức chung câu văn biền ngẫu hình ảnh ước lệ tượng trưng nhiều điển tích điển cố . * Khác nhau: +) Nội dung: - Chiếu dời đô: ý chí tự cường dân tộc ĐV đang trên dà lớn mạnh. Hịch tướng sĩ: tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược . - Nước ĐV ta: ý thức, niềm tự hào về một dân tộc độc lập tự chủ. +) Thể loại: Chiếu dời đô→ thể chiếu +) Hịch tướng sĩ thể Hịch +) Nước ĐV ta : thể cáo ⇒ Mội thể loại trên thực hiện một chức năng riêng. |
||||
H: Vì sao văn bản nước ĐV ta được coi là bản tuyên ngôn độc lập khi đó? |
4. Nước ĐV ta có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập: - Vì bài cáo đã khẳng định nướcViệt Nam là một nước độc lập, tự chủ đó là chân lí hiển nhiên không thể phủ nhận. - So với bài “ Sông núi nước Nam”→ Lí Thường Kiệt K/ đ 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” - Bài “Nước Đại Việt ta”→ba yếu tố nữa được bổ sung: Nền văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử . ⇒ Bài cáo vừa thể hiện chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc vừa phát huy niềm tự hào dân tộc đã trở thành truyền thống của thế hệ đi trước. |
4. Củng cố, luyện tập
H: GV hệ thống nọi dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà
Chuẩn bị : ôn tập phần TLV
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)