Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 64 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 64 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

THUẬT NGỮ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được thế nào là thuật ngữ; cách xác định nghĩa của thuật ngữ; biết được có những đơn vị khi được dùng với tư cách là thuật ngữ, khi lại được dùng như một từ ngữ thông thường; biết dựa vào câu để xác định một đơn vị nào đó có phải là thuật ngữ hay không.

- HS vận dụng hiểu biết về thuật ngữ để tiếp nhận văn bản khoa học trong các bài học; biết sử dụng thuật ngữ trong việc tạo lập văn bản theo yêu cầu.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tìm hiểu, sử dụng thuật ngữ trong nói, viết một cách có hiệu quả. Chủ động tiếp nhận, hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tích cực.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh, học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ và đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: HS sử dụng được thuật ngữ một cách có hiệu quả trong khi nói và viết (đặt câu, viết đoạn văn).

- Năng lực văn học: HS cảm nhận được cái hay về nội dung và nghệ thuật khi sử dụng thuật ngữmột cách chính xác và đúng mục đích.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Học sinh có ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vận dụng kiến thứcvề thuật ngữ vào các văn bản được học và trong cuộc sống.

- Chăm chỉ: Học sinh chăm chỉ học tập, rèn luyện để sử dụng thuật ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tìm hiểu, khám phá nghĩa của các từ (thuật ngữ) để mở rộng vốn hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Kế hoạch bài dạy, máy chiếu, phiếu bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Hoạt động 1: Xác định vấn đề - 5 phút

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, tạo cơ sở để HS tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Hiểu ý đồng đội”. HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV phổ biến luật chơi: Một bạn lên bảng, một bạn dưới lớp. Bạn trên bảng sẽ được GV đưa cho các từ khóa. Bạn trên bảng sẽ gợi ý để bạn kia đoán ra các từ khóa. Lưu ý: không được gợi ý có bất kỳ từ nào có trong từ khóa.

- HS tiếp nhận và tham gia trò chơi.

(Từ khóa: Mặt trời, Chiến tranh,...

- GV dẫn dắt:

Chúng ta vừa tham gia trò chơi Hiểu ý đồng đội, để đồng đội của mình hiểu được nghĩa của các từ này bạn còn lại đã dùng cách giải thích theo nghĩa thông thường. Tuy nhiên chúng ta còn có thể giải thích các từ khóa này bằng cách khác dựa vào tri thức khoa học. Lúc này các từ khóa đó sẽ được gọi là Thuật ngữ. Vậy thế nào là Thuật ngữ và đặc điểm của Thuật ngữ là gì? Chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - 10 phút

a. Mục tiêu:

- Hình thành cho HS kiến thức về khái niệm, đặc điểm và cách xác định thuật ngữ.b. Nội dung:

- GV tổ chức các hoạt động nhóm và hướng dẫn học sinh ôn tập lại những kiến thức về thuật ngữ.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Câu 1:

Trong hai cách giải thích sau về nghiã của từ "nước", cách giải thích nào thông dụng ai cũng có thể hiểu đựơc? Cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học?

- Cách 1: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển...

- Cách 2: Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ô-xi, có công thức là H2O

Câu 2:

Em hãy đọc các định nghĩa sau, cho biết các định nghĩa này ở những bộ môn nào? Các từ in đậm chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?

- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

- So Sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Thủy triều là hiện tượng dao động, thường xuyên có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

I. Thuật ngữ:

- Khái niệm: Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ cố định, được sử dụng theo quy ước của một lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học nhất định.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học