Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 62 - Giáo án Ngữ văn lớp 7

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 62 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 7 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TỪ HÁN VIỆT

Môn học: Ngữ văn; Lớp: 7

Thời gian thực hiện:…. tiết

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Vận dụng được những hiểu biết về từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực sử dụng từ Hán Việt trong nói và viết.

b. Năng lực riêng biệt:

- Kĩ năng nhận biết, hiểu nghĩa từ Hán Việt, phân biệt từ Hán Việt và từ thuần Việt.

- Kĩ năng viết một đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm:Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS (khuyến khích hs chuẩn bị bài học trên PowerPoint: sơ đồ tư duy…)

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu:Giúp học sinh huy động những hiểu biết về từ Hán Việt kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu.

b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “truyền mật thư” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Câu hỏi này nhằm tạo không khí và dẫn dắt hs vào bài học.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 62 | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 62 | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 62 | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Truyền thư mật”

Luật chơi:

Cả lớp cùng hát một bài hát, vừa hát vừa truyền mật thư. Khi hết bài hát, mật thư trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi trong mật thư

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh chơi trò chơi “Truyền mật thư”.

-Trả lời câu hỏi trong mật thư

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

Những kiến thức các bạn vừa nhắc lại trong trò chơi là kiến thức ở phần THTV – Từ mượn, mà các em đã học ở lớp 6. Lên lớp 7 chúng ta sẽ được hiểu cụ thể hơn về vốn từ mượn nhiều nhất của Tiếng Việt đó là từ Hán Việt. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu:

+ Xác định được từ Hán Việt trong ví dụ.

+ Xác định được nghĩa của từ Hán Việt.

- Sử dụng từ Hán Việttrong khi nói và viết

- Định hướng phát triển năng lực sử dụng từ Hán Việt trong viết văn, trong giao tiếp tiếng Việt.

b. Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm:Sơ đồ tư duy của học sinh.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 62 | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 62 | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ: Trình bày sản phẩm hoạt động dự án của tổ đã chuẩn bị trước ở nhà.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc phần kiến thức ngữ văn 6 nhắc lại kiến thức về Từ Hán Việt.

- Trình bày sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị ở nhà):

+ Tổ 1, 3: Trình bày về khái niệm, công dụng

+ Tổ 2,4: Nêu ví dụ, đặt câu.

Các tổ so sánh, phản biện tại lớp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV lưu ý: Các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt thường không có khả năng dùng như một từ đơn để tạo câu như các yếu tố thuần Việt cùng nghĩa.

I. Tri thức tiếng Việt

Từ Hán Việt:

-Là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt.

-Sử dụng từ Hán Việt có tác dụng tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính, trang nhã, tránh được cảm giác thô tục, ghê sợ.

- Ví dụ: Văn minh, Đại dương.

- Đặt câu:

+ Cách đối xử với động vật như thế nào được coi là kém văn minh, lạc hậu.

+ Giữa đại dương mênh mông, chiếc thuyền với họ chính là nhà.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học