Giáo án bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - Cánh diều

Với giáo án bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Ngữ văn lớp 7 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 7 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về năng lực:

- Rèn năng lực tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn cho bài văn biểu cảm.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tạo lập văn bản: Biết dùng lời văn của bản thân để biểu cảm.

- Biết thu thập thông tin liên quan đến đề tài: Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét, miêu tả khi viết bài văn biểu cảm.

- Tập trung trọng tâm vào việc biểu cảm về con người và sự việc.

2. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo.

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....  

+ Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Họ và tên HS: ………………………….

Nhiệm vụ:

- Em hiểu thế nào là văn biểu cảm

...……………………………………………………………………………………………………………….

- Theo em khi làm bài văn biểu cảm cần đảm bảo những yêu cầu nào về nội dung và hình thức?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

+ Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Họ và tên HS: ………………………….

Nhiệm vụ: Đọc văn bản “Cảm nghĩ về Đại Tựớng Võ Nguyên Giáp” sách giáo khoa trang 67, 68 và thực hiện các nội dung phía dưới:

Đối tượng biểu cảm của văn bản là ai?

…………………………………………………………………………………………

Đối tượng đó được biểu cảm về chân dung, hoạt động hay tâm trạng. Tìm các chi tiết, biểu cảm về nhân vật? Qua đó, nhận xét chung về nhân vật ấy?

………………………………………………………..…………………………………

Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ để biểu cảm về  nhân vật của tác giả?

…………………………………………………………………………………………

Trình tự biểu cảm của văn bản?

…………………………………………………………………………………………

Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc?

……………………………………………

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 

                            1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu:

- Biết được kiểu bài: Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc.

- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học về văn biểu cảm để viết được bài văn.

b) Nội dung: GV phát phiếu học tập số 1, HS trả lời vào phiếu học tập.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập số 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Làm vào phiếu học tập số 1.

GV: hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày nội dung trong phiếu học tập của mình.

- HS trình bày.

- Các bạn còn lại nhận xét về nội dung báo cáo của bạn đã trình bày.

- GV thu lại toàn bộ phiếu học tập (đọc, đánh giá vào phiếu cho học sinh sau).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sự nhận xét, bổ sung từ các bạn khác.

- Gv cho HS nghe một bài hát -> HS lắng nghe và trả lời câu hỏi bài hát bộc lộ tình cảm gì? -> GV Kết nối với dạng bài văn biểu cảm về con người và sự vật để giới thiệu dẫn dắt vào bài mới: Khi có nhu cầu muốn biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá về thế giới xung quanh cho người khác cảm nhận được chúng ta thường sử dụng kiểu văn bản biểu cảm. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,…).

Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu và thực hành viết bài văn biểu cảm.

- Văn biểu cảm (văn trữ tình) là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

- Văn biểu cảm gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, những bức thư, …

- Khi làm bài văn biểu cảm cần chú ý:

+ Xác định đúng đối tượng

+ Quan sát lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.

+ Sắp xếp theo trình tự nhất định.

+ Bố cục gồm 3 phần: Mở bài- thân bài- kết bài.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học