Giáo án bài Ôn tập trang 53 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Ôn tập trang 53 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

ÔN TẬP

KẾ HOẠCH BÀI DẠY ÔN TẬP

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tp của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi Vòng quay may mắn

c. Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại gì?

Câu 2: Sự đối lập giữa hai nhân vật chó sói và chiên con cho chúng ta suy nghĩ gì?

Câu 3: Tác gỉa của vản bản “Hai người bạn đồng hành và con gấu” là ai?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe và trả lời

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt đông

- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài

- HS trả lời các câu hỏi

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- So sánh được các bài trong cùng chủ đề

- Nêu ra được bài học và cách ứng xử cá nhân sau khi học xong các văn bản và bài đã học.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS trả lời miệng các bài tập trong SGK. Các học sinh khác lắng nghe nhận xét, bổ sung, trao đổi.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

*Báo cáo, thảo luận:

4-5 HS trả lời miệng các bài tập.

*Kết luận, nhận định:

GV nhận xét và hướng dẫn HS kết luận theo các định hướng tham khảo trong SGV/tr.66-67, gợi ý như sau:

Câu 1: GV hướng dẫn HS dựa vào Tri thức Ngữ văn và những gì đã học được để trả lời ngắn gọn:

Dựa vào đâu để em khẳng định rằng: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi (VB 1, 2: Những cái nhìn hạn hẹp), Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con (VB 3, 4: Những tình huống hiểm nghèo) đều là truyện ngụ ngôn?

Các văn bản nhân hóa loài vật hay con người để nói về một triết lý, phê phán thói hư tật xấu, nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống để khuyên nhủ, răn dạy con người.

Câu 2: Hậu quả của cái nhìn hạn hẹp của con ếch và các ông thầy bói mù và bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếngThầy bói xem voi: Sự trả giá bằng sinh mạng hoặc thương vong do mâu thuẫn xô xát, đánh nhau. Bài học về nhận thức bản thân, nhận thức thế giới và các sự vật, nắm bắt lẽ phải trong các tình huống của đời sống.

Câu 3: Trong những tình huống hiểm nghèo, hai “người bạn” trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu; “chó sói” trong Chó sói và chiến con đã bộc lộ đặc điểm, tính cách của họ như thế nào? Các truyện này đã để lại trong em những ấn tượng gì thật sự khó quên?

Hai người bạn đồng hành và con gấu:

Tính cách người bỏ rơi bạn chạy tháo thân; ích kỉ, không đáng tin, tò mò,...; tính cách người bị bỏ rơi: hóm hỉnh.

Ấn tượng: về sự may mắn, về sự ích kỉ, về sự hóm hĩnh, về câu nói.

Chó sói và chiên con:

Xem lại bài học VB 3, 4.

Ấn tượng về một chú chiên con đáng thương; một gã chó sói tàn bạo bất chấp lẽ phải.

Câu 4.

a. HS dựa vào tri thức về kiểu bài SGK để trả lời những lưu ý khi viết một bài văn kể lại một sự việc liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử,

b. HS dựa vào bài viết của mình tìm câu văn phù hợp và thực hiện yêu cầu của câu hỏi (Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng đấu chấm lừng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lưng sao cho phù hợp).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học