Giáo án bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Cánh diều

Với giáo án bài Người đàn ông cô độc giữa rừng Ngữ văn lớp 7 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 7 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đọc – hiểu văn bản (1)

NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG

(Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam)

Đoàn Giỏi

Giáo án bài Người đàn ông cô độc giữa rừng | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều Giáo án bài Người đàn ông cô độc giữa rừng | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].

* Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [4].

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [5].

- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”[6].

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”[7].

2. Về phẩm chất:Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà văn Đoàn Giỏi và văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từphần khởi động.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HSquan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Quan sát video, chú ý hình ảnh người đàn ông sau và nêu cảm nhận ban đầu của em về người đàn ông trong ảnh qua đoạn video?

Giáo án bài Người đàn ông cô độc giữa rừng | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều

- Bật video trích đoạn bộ phim “Đất rừng phương Nam”

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của

GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh

B3: Báo cáo, thảo luận:

GVchỉ địnhHS trả lời câu hỏi.

HStrả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

Các em thân mến! Miền Tây Nam Bộ là một trong những vùng đất đã đi vào trong rất nhiều tác phẩm văn học. Ở đó ta bắt gặp không chỉ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình mang nét riêng của miền Tây Nam Bộ mà người đọc còn cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn của con người nơi đây. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu sẽ cho chúng ta cảm nhận rất rõ nét đẹp đó của con người miền Tây Nam Bộ được thể hiện qua nhân vật Võ Tòng.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

2.1 Tri thức đọc – hiểu

Mục tiêu: [2]; [3]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

? Tính cách nhân vật thường được thể hiện ở những phương diện nào?

? Bối cảnh trong truyện là gì?

? Nêu tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong tác phẩm tự sự?
? Em hiểu thế nào là ngôn ngữ vùng miền?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.

1. Tính cách nhân vật, bối cảnh
* Tính cách nhân vật:
Thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác.

* Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng);…

2. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể

Một câu chuyện có thể linh hoạt thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn…

3. Ngôn ngữ các vùng miền

- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng:

+ Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.

+ Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ ngữ mang tính địa phương.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học