Giáo án bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức

- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và ý thức vận dụng chúng.

2. Kĩ năng

- Kỹ năng nhận diện, phân tích, vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trong sáng, giàu tính nhân văn.

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, SGK, SGV,đọc sách tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,trả lời các câu hỏi bài tập soạn bài.Chuẩn bị vở ghi, SGK, nháp...

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

1. Nêu những cách lập dàn ý thường gặp trong văn biểu cảm?

2.Yêu cầu chung của giờ luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người là gì?

3. Bài mới

Trong một bài văn biểu cảm thì tình cảm, cảm xúc bộc lộ ở đây là mục đích bộc lộ tình cảm người viết (nói) cần phải gợi ra đối tượng biểu cảm. Mà muốn gợi ra đối tượng người viết (nói) có thể sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả => hai yếu tố này có vai trò hỗ trợ rất lớn cho việc biểu cảm.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HD tìm hiểu yếu tố tự sự, miểu tả trong văn biểu cảm:

- GV yêu cầu đọc BT 1

H:Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ.

- 4 HS trả lời ở 4 khổ thơ

- 1 HS bổ sung (HS cần chỉ cụ thể)

- GV tổng kết

I. Tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

1.Bài tập

a. Bài tập 1:

- Yếu tố tự sự, miêu tả trong bài:“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”

+ Đoạn 1: - Tự sự (2 câu đầu)

- Miêu tả (3 câu sau)

+ Đoạn 2: Tự sự + biểu cảm(ấm ức…)

+ Đoạn 3:Tự sự + miêu tả + biểu cảm (2 câu cuối)

+ Đoạn 4: Biểu cảm: Tình cảm cao thượng, vị tha, vươn lên sáng ngời.

- Tác dụng của yếu tố tự sự + miêu tả

+ Đoạn 1: Làm nền cho tâm trạng

+ Đoạn 2: Tự sự (4câu đầu) có ý nghĩa kể chuyện và giải thích cho tâm trạng bất lực (lòng ấm ức)

+ Đoạn 3: Miêu tả + kể (6 câu đầu) => đặc tả 1 tâm trạng điển hình: ít ngủ, cơ sở dẫn đến niềm ước mơ ở đoạn 4.

- Gọi 1 HS đọc diễn cảm, rõ ràng đoạn văn và yêu câu trả lời các câu hỏi sau:

? Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn.

b.Bài tập 2: Đoạn văn “Duy Khán”

- Các yếu tố tự sự:

“Bố tất bật … ngọn cỏ.Khi bố về cũng là cây cỏ đầm sương đêm… nó theo bố đi xa lắm”.

- Các yếu tố miêu tả:Những ngón chân…,gan bàn chân…,mu bàn chân…,

? Cảm nghĩ của tác giả?

H:Tác dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong việc biểu lộ cảm xúc?

=> Các yếu tố và miêu tả làm nền tảng chỉ cảm xúc thương bố ở cuối bài (biết ơn và thông cảm sâu sắc với bố)

H: Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả khi yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ hay không?

=> Không thể biểu cảm một cách sâu sắc khi không có các yếu tự sự và miêu tả lợp lý.

H: Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết t/c đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?

H:Từ 2 ví dụ trên hãy cho biết tác dụng trong yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm?

?Tự sự và miêu tả ở đây nhằm mục đích gì? Có phải nhằm mục đích miêu tả và tự sự hay không?

- T/c là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành mạch văn nhất quán.

- Cách miêu tả trong hồi tưởng góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.

- HS trả lời? GV chốt.

- HS đọc mục ghi nhớ SGK – T138

2. Kết luận:

*Ghi nhớ: SGK- T 138

HĐ2.HD tìm hiểu yếu tố tự sự, miểu tả trong văn biểu cảm:

- GV gọi 1,2 HS kể lại

- GV cùng học sinh khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.

H:Bạn kể, tả có thật đầy đủ các tình tiết, sự việc, hình ảnh hay không?

- GV kết luận

II. Luyện tập.

1. Bài tập 1:

* Gợi ý:

- Vận dụng cá yếu tố tự sự và biểu cảm trong một bài biểu cảm = văn xuôi.

- Kết hợp cả biểu cảm gián tiếp và biểu cảm trực tiếp

- Có thể kể lại theo trình tự sau

+ Kể, tả cảnh gió mùa thu ra sao, gió đã gây ra tai hoạ gì?

+ Kể lai diễn biến sự việc nhà tranh bị tốc mái

+ Kể lại hành động của những đứa trẻ và tâm trạng ấm ức của tác giả

+ Tả cảnh mưa, dột của ngôi nhà và cảnh sống cực khổ, lạnh lẽo của nhà thơ

+ Kể lai mơ ước của Đỗ Phủ trong đem mưa rét ấy.

4. Củng cố, luyện tập

Nêu tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm?

5. Hướng dẫn về nhà

- Làm bài tập 2 SGK t.138

- Tập viết một số đoạn văn biểu cảm trong đó có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả một cách hợp lí

- Soạn bài: Cảnh Khuya, Rằm tháng giêng.

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học