Giáo án bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung cảm xúc về tác phẩm văn học và những yêu cầu khi viết văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Phân tích một tác phẩm văn học biểu cảm
- Lập dàn ý cho một đề bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
3. Thái độ
- Ý thức ham học, có ý thức trau dồi kĩ năng nhận biết và sử dụng thành ngữ trong nói và viết.
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Soạn bài, đọc sách tham khảo, sgk,sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, đọc trước bài tập, trả lời câu hỏi SGK.
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
H.Yếu tố tự sự và miêu tả có ý nghĩa như thế nào đối với văn bản biểu cảm?
3. Bài mới
Những giờ học trước chúng ta đã học về đặc điểm của văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm về sự vật con người. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một dạng văn biểu cảm mới “Văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1. HD tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảmvề tác phẩm văn học H: Bài văn viết về tác phẩm nào? H:Hãy đọc liền mạch bài thơ đó? - HS đọc bài thơ. |
I.Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn hoc. a. Bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Qua Đèo Ngang"? Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta (Bà Huyện Thanh Quan) |
? Phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ bằng cách nào? |
- PBCN: Trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung và hình thức của tác phẩm thông qua các hình ảnh, ngôn ngữ… |
? Bài văn trên có bố cục mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần? ? Những cảm xúc, ấn tượng và lời giới thiệu chung của người viết về bài thơ được trình bày trong phần mở bài ntn |
* MB - Giới thiệu tác phẩm, nêu ấn tượng, cảm nghĩ chung( Đây là bài thơ hay, bộc lộ hững tâm sự riêng của Bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân tới Đèo Ngang trong buổi chiều tà. Đây là bài thơ trung đại mà em yêu thích) |
? Hình dung tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm và những cảm xúc về nội dung và hình thức của tác phẩm . Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn? |
* TB - Hình dung, tưởng tượng về bức tranh cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà được tác giả ghi lại trong bốn câu thơ đầu. + Cảnh thoáng đãng mà heo hút + Thấp thoáng có sự sống của con người nhưng vẫn hoang sơ => Cảm nhận như có nỗi buồn xâm chiếm lòng người khi đọc bốn câu thơ đầu - Đồng cảm, thấu hiểu tâm trạng của nữ sĩ khi đọc bốn câu thơ cuối + Âm thanh của tiếng chim hay chính là tiếng lòng nhớ nước thương nhà của tác giả + Tâm trạng cô đơn không người sẻ chia của nhà thơ giữa núi đèo hoang sơ, rộng lớn, cô liêu. - Liên tưởng, so sánh giữa cụm từ ta với ta trong bài thơ trên và cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà - Thích phong cách thơ trang nhã, cổ điển mang màu sắc hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan: Giọng thơ trầm buồn, nghệ thuật đối, tả cảnh ngụ tình... |
? Phần kết bài nêu ra những ấn tượng chung như thế nào về bài thơ ? Do đâu mà tác giả có những liêntưởng, tưởng tượng và suy ngẫm đó? |
* KB - Bài thơ có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các thế hệ độc giả. - Những suy ngẫm của người viết: Cảm nhận được lòng yêu nước, thương nhà tha thiết của bà Huyện Thanh Quan. => Do bài thơ gợi lên, nó gắn với từng lời, từng câu của tác phẩm. |
? Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? ? Nêu bố cục của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học có mấy phần? Nội dung của từng phần: - HS đọc ghi nhớ SGK - GV chốt |
2. Kết luận: Ghi nhớ: SGK – T147 |
HĐ2. HD tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - GV gọi HS đọc bài tập 1 => GV gợi dẫn - GV yêu cầu HS xem lại phần đọc hiểu văn bản để chuẩn bị bài nói của mình. |
II. Luyện tập 1. Bài tập 1: * Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” (HCM). - Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ cái gì? + Từ một so sánh mới mẻ, hấp dẫn (C1) + Từ những hành động quấn quýt, sinh động (C2) + Từ sự hài hoà giữa cảnh và người (C3) + Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ (C4) |
4. Củng cố, luyện tập
- GV nhắc lại yêu cầu khi viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Bố cục của một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại
- Ôn tập văn bản biểu cảm về con người
- Chuẩn bị bài viết TLV số 3
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Giáo án: Kiểm tra tiếng việt kì 1
- Giáo án: Tiếng gà trưa
- Giáo án: Điệp ngữ
- Giáo án: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
- Giáo án: Làm thơ lục bát
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)