Giáo án bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - Cánh diều

Với giáo án bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Viết được bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc viết bài nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các văn bản thơ em đã học trong Bài 8, trình bày cảm nhận của em về hai bài thơ em ấn tượng nhất?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu suy nghĩ của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Việc phân tích đánh giá, so sánh 2 tác phẩm thơ sẽ mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc khách quan nhất. Từ đó có thể rút ra những điểm giống cũng như khác nhau của các tác phẩm. Thể hiện sự tinh tế cũng như nhanh nhạy của người đọc. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu bài

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài viết.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài viết.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu tri thức về kiểu bài

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Định hướng

a) Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là trình bày một cách thuyết phục những điểm tương đồng và khác biệt hoặc chỉ tương đồng hay khác biệt về nội dung, hình thức nghệ thuật của hai văn bản thơ, từ đó bình luận, nhận xét giá trị độc đáo của mỗi thi phẩm, về quy luật chung trong sáng tác và tiếp nhận văn chương,... Trong bài nghị luận, so sánh là một thao tác lập luận được thực hiện thông qua việc phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản thơ về một hoặc một số yếu tố như đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình, hình ảnh, cấu tứ, giọng điệu, nhạc điệu,.... để thuyết phục người đọc về một phương diện nào đó cần được làm sáng tỏ của các hiện tượng thơ hoặc đời sống văn học. Từ kết quả của việc so sánh, người viết đưa ra những nhận xét, đánh giá. Chẳng hạn, Xuân Diệu đã so sánh một loạt bài thơ về mưa của tác giả Huy Cận như: Điệu buồn, Mưa, Buồn đêm mưa (trong tập Lửa thiêng), Mưa mười năm sau (1949), thậm chí còn so sánh với các bài thơ về mưa trong thơ Đỗ Phủ, thơ Nguyễn Du, trong ca dao, dân ca,... từ đó chỉ ra niềm vui khoẻ khoắn của Huy Cận trong bài Mưa xuân trên biển (1959). Khi bình bài Sáng tháng Năm của Tố Hữu, Hoài Thanh đã so sánh hình ảnhmái tóc bạc của Hồ Chí Minh trong bốn bài thơ khác nhau của Tố Hữu để nói lên “sức sáng tạo không ngừng” của thi sĩ,...

Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ có thể hình thành từ nhiều yêu cầu khác nhau như so sánh cả tác phẩm hoặc yếu tố nội dung / hình thức, hay so sánh một khổ, một câu, một đoạn thơ, một chi tiết, hình ảnh cụ thể nào đó,... trong hai văn bản thơ.

b) Để viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ, các em cần lưu ý:

- Xác định mục đích so sánh, đánh giá (để thuyết phục về sự đánh giá hoặc làm rõ vấn đề văn học nào).

- Xác định đối tượng và phạm vi so sánh (hai văn bản thơ nào).

- Lựa chọn một số tiêu chí và phương diện cụ thể cần so sánh của hai văn bản thơ (nội dung: đề tài, chủ đề, cảm hứng,....; nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh, cấu tứ, biện pháp tu từ,...).

- Phân tích điểm giống hay khác nhau hoặc cả giống và khác nhau giữa của các văn bản thơ được so sánh, bước đầu đưa ra một số lí giải về nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt.

- Trên cơ sở kết quả so sánh, đưa ra những nhận xét, đánh giá làm nổi bật quy luật chung của sáng tạo văn chương cũng như cái hay, cái đẹp, tính độc đáo, nét đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm,...

- So sánh không nhằm đề cao hay hạ thấp một tác phẩm hoặc để phô trương kiến thức khiến bài viết trở nên tản mạn, lạc đề,...

- Đảm bảo cấu trúc chung của một bài nghị luận văn học, tính chính xác của các dẫn chứng thơ ca, tính chặt chẽ của các lập luận lô gích và tính hình tượng, biểu cảm của ngôn ngữ,....

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học