Giáo án bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện - Cánh diều

Với giáo án bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS biết cách so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

- Nắm được nội dung chính mà nhóm trao đổi, trình bày lại được các nội dung đó để hiểu sâu hơn về vấn đề và nâng cao khả năng nói.

- Biết cách nói và nghe phù hợp: người nói và người nghe trao đổi, đánh giá để cùng rút kinh nghiệm.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài nói so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ phản biện khi nói và nghe.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời: Đứng trước hai tác phẩm truyện, em muốn so sánh, đánh giá hai tác phẩm ấy,  em sẽ trình bày bài nói như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào nội dung tiết học: Bài học hôm nay chúng ta cùng trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu, thực hành nói theo các bước.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trước khi nói và chuẩn bị thảo luận.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị.

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trình bày bài nói theo sự chuẩn bị NV1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận thực hành nói theo các bước.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày bài thảo luận.

- Các HS khác lắng nghe, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Sau khi thực hành nói, GV hướng dẫn HS trao đổi, đánh giá.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi với các bạn trong nhóm.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời 2 – 3 trao đổi, đánh giá.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Định hướng

a) Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện là người nói thuyết trình về những điểm giống nhau và khác nhau của hai tác phẩm truyện; từ đó nêu nhận xét, đánh giá về giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

b) Để trình bày hiệu quả về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, các em cần lưu ý:

- Lựa chọn được những truyện độc đáo, có giá trị để so sánh, đánh giá.

- Vấn đề so sánh phải hấp dẫn, thu hút với người nghe.

- Chuẩn bị được những thông tin đầy đủ về hai truyện.

- Biết sử dụng các phương tiện khác như âm thanh, hình ảnh,... để tạo không khí và cảm xúc cho buổi thuyết trình.

2. Thực hành

Bài tập: So sánh yếu tố kì ảo trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích "Thạch Sanh".

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung dàn ý của phần Viết.

- Tóm tắt bằng sơ đồ / bảng biểu cốt truyện của hai tác phẩm.

- Chuẩn bị các tranh, ảnh; chuẩn bị nội dung trình bày bằng PowerPoint; máy chiếu, màn hình (nếu có).

- Dự kiến trước những vấn đề đem lại sự thích thú cho người nghe và có thể có những câu hỏi tranh luận.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Người thuyết trình xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết, cân nhắc yêu cầu của bài nói để bổ sung, sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung cần trình bày

- Người nghe tìm hiểu về đề tài, chủ để và nội dung bài thuyết trình, dự kiến những vấn đề cần làm rõ

c) Nói và nghe

Hoạt động của người nói và người nghe cần đảm bảo các yêu cầu sau :

Người nói

Người nghe

- Nội dung trình bày:

 

+ Trình bày nội dung vẫn để rõ ràng, cụ thể theo dàn ý đã chuẩn bị.

+ Biết tập trung vào trọng tâm, trình bày có lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.

- Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có đầy đủ các phần: mở đầu, nội dung chính và kết thúc rõ ràng. + Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ, các yếu tố phi ngôn ngữ một cách phù hợp.

+ Có sự sáng tạo trong cách thức trình bày.

- Tác phong, thái độ trình bày:

+ Tự tin, thân thiện, tôn trọng người nghe.

+ Trình bày và diễn đạt hấp dẫn.

+ Tốc độ nói vừa phải, có ngữ điệu phù hợp; bảo đảm yêu cầu về thời gian.

- Tập trung lắng nghe; hiểu được những nội dung chính và quan điểm của người nói.

- Ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại và những nhận xét, đánh giá về nội dung, cách thức trình bày, tình cảm, thái độ của người thuyết trình. Nêu các vấn đề cần hỏi, các ý kiến cần trao đổi về nội dung bài nói một cách ngắn gọn, rõ ràng,...; có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.

- Tôn trọng người thuyết trình; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người thuyết trình.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học