Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 9 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 9 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu.

- Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.

- Vận dụng được kiến thức về lịch sử văn học và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác phẩm, tác giả lớn theo tiến trình lịch sử văn học; biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp.

- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và vận dụng được vào quá trình giao tiếp.

- Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trữ tình.

- Nhận biết và bước đầu đánh giá được sự khác biệt về phong cách sáng tác của hai tác phẩm thơ trữ tình

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

- Năng lực ngôn ngữ: Nắm được đặc điểm ngôn ngữ trang trọng và vận dụng vào sử dụng tiếng Việt của bản thân.

- Năng lực tạo lập văn bản: So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trữ tình.

- Năng lực nói và nghe: Biết thảo luận về sự khác biệt về phong cách của hai tác phẩm thơ trữ tình.

3. Về phẩm chất

- Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phong cách trong sáng tác của một tác giả.

- HS trả lời

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lịch sử/tiến trình văn học.

- HS trả lời

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng

- HS trả lời

1. Phong cách

- Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của một tác giả (phong cách tác giả), một trường phái văn học (phong cách trường phái), một thời đại (phong cách thời đại), hay một nền văn học (phong cách dân tộc).

- Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm (cái nhìn) riêng về thế giới, con người, thể hiện quan hệ thống đề tài; tư tưởng, cảm hứng; hình tượng nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật được ưa chuộng.

- Phong cách cổ điển có đặc điểm nổi bật là đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (đạo lí, lí tưởng sống,…) và nghệ thuật (những quy định về thể loại, với hệ thống ngôn từ tao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố,…).

- Phong cách lãng mạn có đặc điểm là đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân bộc lộ cá tính một cách tự do nhất.

2. Lịch sử/tiến trình văn học

- Lịch sử/tiến trình lịch sử văn học là một hệ thống tác giả, tác phẩm với sự hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển qua các thời kì lịch sử, bao gồm: Cổ đại, trung đại, hiện đại. Trong từng thời kìm có thể phân chia thành các giai đoạn văn học.

- Lịch sử văn học viết của Việt Nam, tính từ thế kỉ X đến nay, gồm văn học trung đại và văn học hiện đại.

+ Văn học trung đại Việt Nam thường được chia thành bốn giai đoạn:

• Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kì XV;

• Giai đoạn từ đầu thế kì XVI đến hết thế kỉ XVII;

• Giai đoạn từ đầu thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kì XIX;

• Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.

+ Văn học hiện đại Việt Nam thường được chia thành:

• Thời kì văn học từ đầu thế kì XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945;

• Thời kì từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

Mỗi thời kì nói trên lại được chia ra các giai đoạn gắn với bối cảnh phát triển cụ thể của văn học. Ví dụ, thời kì thứ nhất của văn học hiện Việt Nam chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn từ đầu thế kì XX đến 1930 và giai đoạn năm 1930 – 1945.

3. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng

- Ngôn ngữ trang trọng là loại ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. Loại ngôn ngữ này xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình, hợp đồng, báo cáo,…) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thao, lời nói với những người có tuổi tác, vị trí cao hơn,…). Ngôn ngữ trang trọng có các đặc điểm sau:

- Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã,…; không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ;…

- Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.

Lưu ý: Những tác phẩm văn học sáng tác theo phong cách cổ điểm thường sử dụng ngôn ngữ trang trọng (ngôn ngữ tao nhã, mang tính ước lệ, tượng trung).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học