Giáo án bài Tri thức Ngữ văn trang 3 Tập 2 - Cánh diều

Với giáo án bài Tri thức Ngữ văn trang 3 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, đặc điểm văn nghị luận, truyện ngắn, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu một số tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tài năng, phong cách nghệ thuật của người.

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong đọc hiểu văn bản và giao tiếp.

- Viết được bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ.

- Nghe và nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình một vấn đề xã hội.

- Trân trọng, tự hào về tài năng, nhân cách và công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất; có ý thức học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách, cách nói, cách viết của Người.

II. CHUẨN BỊ

1. Tri thức ngữ văn

a. Phong cách nghệ thuật

- Khái niệm: 

+ Phong cách là sự độc đáo về tư tưởng cũng như về nghệ thuật thể hiện thành những phẩm chất thẩm mĩ trong sáng tác của những nhà văn ưu tú, có tài năng điêu luyện.

+ Phong cách là hệ thống những đặc điểm về mặt hình thức, bao gồm các thủ pháp nghệ thuật, các phương tiện diễn đạt, tạo nên tính độc đáo của một hiện tượng văn học và khu biệt hiện tượng này với hiện tượng khác.

 + Kết luận: Phong cách là những nét độc đáo cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật được thể hiện thống nhất, tương đối ổn định ở một hiện tượng văn học.

- Có thể nói đến phong cách nhà văn qua một tác phẩm như phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, phong cách của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù; hoặc phong cách nghệ thuật của một tác giả như phong cách Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyễn Bính,...

- Phong cách còn để chỉ tính độc đáo, thống nhất của một trào lưu hay dòng văn học (phong cách cổ điển, phong cách lãng mạn,...) hoặc phong cách một thời đại.

b. Sức thuyết phục của văn nghị luận

- Văn nghị luận hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, giàu sức thuyết phục, diễn tả những suy nghĩ và nêu ý kiến về một vấn đề trong cuộc sống hoặc trong văn học, nghệ thuật.

- Văn nghị luận thời trung đại chưa có sự phân biệt thật rạch ròi với văn chương hình tượng. Những áng văn nghị luận nổi tiếng như Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) vừa có yếu tố của văn nghị luận lại vừa có yếu tố của văn hình tượng; vừa thuyết phục bằng lí lẽ vừa thuyết phục bằng hình ảnh và tình cảm của người viết.

- Ở thời hiện đại, văn nghị luận và văn chương hình tượng đã được phân biệt khá rõ. Văn nghị luận hiện đại chủ yếu nêu lên quan điểm, ý kiến của người viết; thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ và bằng chứng.Văn chương hư cấu chủ yếu phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật.

c. Văn chính luận

- Khái niệm: Là một thể văn nghị luận, trong đó người viết trực tiếp bàn luận về những vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự thuộc nhiều lĩnh vực đời sống: chính trị, kinh tế, triết học, văn hoá,...

- Mục tiêu: Tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lí tưởng xã hội, đạo đức.

- Phong cách chính luận nổi bật ở tính luận chiến, tính cảm xúc. Nó gần gũi với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lời diễn thuyết.

- Vai trò: hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc, nhất là trong các cuộc kháng chiến giữ nước và trong đấu tranh xã hội.

d. Biện pháp tu từ nói mỉa

- Khái niệm: là biện pháp tu từ, theo đó, người nói/người viết dùng những từ ngữ có ý nghĩa tích cực với ngụ ý đánh giá ngược lại nhằm châm biếm hoặc đả kích đối tượng được nói đến.

- Mục đích: Đôi khi nói mỉa cũng được dùng với mục đích bông đùa, trêu chọc trong phạm vi giao tiếp thân mật, gần gũi

- Cấu tạo: Gồm hai tầng nghĩa

+ Ý nghĩa bề mặt của từ ngữ ( nghĩa tường minh)

+ Ý nghĩa đánh giá của người nói/ người viết ( nghĩa hàm ẩn)

- Sự mâu thuẫn giữa hai tầng nghĩa càng lớn thì tác dụng châm biếm, đả kích càng mạnh mẽ.

- Để hiểu được ý nghĩa đánh giá thực của lời nói mỉa, người nghe/người đọc cần dựa vào ngữ cảnh, giọng điệu và các yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm lời nói.

- Nói mỉa được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ và thơ văn châm biếm, trào phúng.

2. Phương tiện dạy học

- GV chuẩn bị các tài liệu nói về lí thuyết văn nghị luận, các bài phê bình, nghiên cứu, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, tranh ảnh liên quan đến các văn bản trong phần Đọc.

- GV thiết kế bài giảng điện tử với bản trình chiếu PPT.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học