Giáo án bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS biết cách trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Nắm được nội dung chính mà nhóm trao đổi, trình bày lại được các nội dung đó để hiểu sâu hơn về vấn đề và nâng cao khả năng nói.

- Biết cách nói và nghe phù hợp: người nói và người nghe trao đổi, đánh giá để cùng rút kinh nghiệm.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài nói về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ phản biện khi nói và nghe.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời: Đứng trước một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước,  em sẽ trình bày bài nói như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào nội dung tiết học: Bài học hôm nay chúng ta cùng trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu, thực hành nói theo các bước.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

* NV1: Tìm hiểu vai trò của người nói

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trước khi nói và chuẩn bị thảo luận.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị.

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

* Trong vai trò người nói

Bước 1: Chuẩn bị nói

* Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

- Đề tài thuyết trình là một vấn đề có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. Đó có thể là nhữn vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, chẳng hạn như: trí tuệ nhân tạo với thanh niên, kỉ nguyên số với lực lượng lao động trẻ, toàn cầu hóa với các nước đang phát triển, giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập, biến đổi khí hậu với sự phát triển kinh tế xã hội,… Khi xác định đề tài, bạn nên chọn đề tài mà bản thân quan tâm; lưu ý giới hạn phạm vi của đề tài để phù hợp với thời gian trình bày nhằm tạo điểm nhấn, tránh dàn trải. Bạn cũng có thể xem xét đề tài của bài viết vừa thực hiện có phù hợp với buổi trao đổi ấy hay không.

- Người nghe bài thuyết trình của bạn là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài thuyết trình?

- Mục đích thuyết trình trong buổi trao đổi là gì?

- Không gian và thời gian thuyết trình của bạn có gì đáng lưu ý?

- Sau khi xác định được những vấn đề trên, bạn cần lựa chọn cách thức thuyết trình và ngôn ngữ phù hợp

* Tìm ý và lập dàn ý

Từ đề tài đã chọn, bạn có thể tìm ý và lập dàn ý theo gợi ý sau:

- Giải thích và xác định các biểu hiện của vấn đề muốn trình bày.

- Phân tích vấn đề: Lí giải mặt tốt/ xấu, tích cực/ tiêu cực,… của vấn đề; lí giải sự ảnh hưởng/ tác động của vấn đề đến (những) cơ hội phát triển/ hay thách thức đặt ra với đất nước; sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân.

- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động liên quan đến vấn đề; chú ý đến những hành động cụ thể để nắm bắt cơ hội và khắc phục, đối phó với thách thức

Nếu chuyển nội dung ở phần Viết thành dàn ý sử dụng cho bài thuyết trình, bạn nên:

- Xác định kết cấu ba phần của bài thuyết trình: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

- Tóm tắt bài thuyết trình dưới dạng sơ đồ, từ khóa để dễ theo dõi khi nói; chọn lọc nội dung phù hợp với thời gian nói.

Xác định những ý cần hỗ trợ của các phương tiện trực quan và cách sử dụng hiệu quả các phương tiện ấy.

* Luyện tập

Thực hiện theo những cách đã được hướng dẫn ở lớp 10 và 11.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học