Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 114 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 114 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Nhận biết, phân tích, đánh giá được nghệ thuật sử dụng điển cố trong các tác phẩm văn học cụ thể (cả trung đại và hiện đại).

- Nhận thức và lí giải được vấn đề: Sử dụng điển cố cũng là một phương thức thể hiện rõ sự vay mượn, cải biến, sáng tạo trong tác phẩm văn học.

3. Về phẩm chất

Trân trọng vẻ đẹp của tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ: Trình bày định nghĩa về điển cố

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận:

- Điển cố là câu chuyện đời xưa, câu chữ trong sách đời trước được dẫn lại vào tác phẩm dưới hình thức ngắn gọn (thường là 2 – 3 chữ) để biểu đạt một nội dung thông tin (hoặc một thông điệp) nhất định. Bên cạnh khái niệm điển cố, các tài liệu còn sử dụng khái niệm điển tích với hàm nghĩa tương đương; điển cố hay điển tích cũng thường được gọi tắt là điển. Hiện nay, việc phân biệt rạch ròi các khái niệm này còn có nhiều quan điểm khác nhau.

- Sử dụng điển cố là một thủ pháp ngôn ngữ trong sáng tạo văn học, thể hiện qua việc người sáng tác sử dụng tư liệu lịch sử, văn hoá, thơ văn,... khi sáng tác tác phẩm. Việc sử dụng điển cố đặc biệt phổ biến trong văn chương thời trung đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- Nhận biết, phân tích, đánh giá được nghệ thuật sử dụng điển cố trong các tác phẩm văn học cụ thể (cả trung đại và hiện đại).

- Nhận thức và lí giải được vấn đề: sử dụng điển cố cũng là một phương thức thể hiện rõ sự vay mượn, cải biến, sáng tạo trong tác phẩm văn học.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nhắc lại khái niệm và đặc điểm, tác dụng của điển cố.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Khái niệm

- Điển cố (hay còn gọi là điển tích) là một từ Hán Việt, ý chỉ một chuyện xưa tích cũ về những tấm gương sáng (người con hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, tấm gương đạo đức…) hoặc một sự kiện đặc biệt, qua đó làm nổi bật lên những triết lý nhân sinh bất hủ cho thế hệ sau.

- Nguồn gốc của các điển cố điển tích chủ yếu xuất phát từ những tác phẩm văn học cổ hay văn học dân gian (thường là văn học Trung Quốc). Điển cố điển tích còn được biết đến như một nghệ thuật tu từ được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng trong những tác phẩm văn học kinh điển.

2. Đặc trưng

Điển cố điển tích là chất liệu dân gian có giá trị nghệ thuật cao góp phần cho sự thành công của nhiều tác phẩm. 

2.1 Nghệ thuật “ý tại ngôn ngoại”

Điển cố điển tích thường được sử dụng trong thi ca bởi đặc trưng “ý tại ngôn ngoại”. Dùng một điển tích điển cố đặc trưng và có tính hình tượng cao mang lại giá trị nghệ thuật và thể hiện ý nghĩa sâu sắc hơn.

Bởi vì, điển cố điển tích cho phép người đọc được tự do thưởng thức nó theo cách của riêng mình. Đó cũng chính là lý do góp phần khiến một tác phẩm trở nên bất hủ. Vì với mỗi độc giả quyển sách lại vẽ nên một thế giới tinh thần rất riêng.

2.2 Gây ấn tượng và gợi nhớ sâu sắc

Một triết lý nhân sinh được truyền đạt thông qua thi liệu dân gian như điển cố điển tích sẽ khiến người đọc ghi nhớ và có ấn tượng hơn so với cách diễn đạt thông thường.

Bởi vì khi một người có thể hiểu được tường tận ý nghĩa của một điển cố, nghĩa là họ phải dành thời gian tìm hiểu rất nhiều tư liệu. Lúc này thông điệp trở nên giá trị hơn vì nó còn có thể trở thành một kiến thức mới cho những người thưởng thức nó.  

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học