Giáo án bài Nhân vật quan trọng - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Nhân vật quan trọng Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng,... qua văn bản Nhân vật quan trọng.

- Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của hài kịch đối với người đọc, người xem và tiến bộ xã hội.

- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản Nhân vật quan trọng để đọc hiểu hài kịch và thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn.

3. Về phẩm chất

Biết ứng xử phù hợp với tình thế xã hội; biết sống có khát vọng, vui tươi, chân thực, tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có suy nghĩ gì về thói khoác lác và ảo tưởng về bản thân? Đó có phải là một điều xấu không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Ni-cô-lai Gô-gôn một tác giả vĩ đại không chỉ của Nga mà còn của thế giới. Ông để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó nổi bật nhất phải kể đến đó chính là Quan thanh tra. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trích đoạn “Nhân vật quan trọng” từ vở kịch Quan thanh tra.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến .

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Ni-cô-lai Gô-gôn.

Giáo án bài Nhân vật quan trọng | Giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS:

+ Nêu một số thông tin chính về văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

1. Tác giả

- Ni-cô-lai Gô-gôn (1809 – 1852) là nhà văn, nhà soạn kịch lỗi lạc của văn học Nga nửa đầu thế kì XIX. Gô-gôn sinh ra trong một gia đình quý tộc ở tỉnh Pôn-ta-va, nay thuộc U-crai-na.

- Gô-gôn nổi tiếng trong lịch sử văn học thế giới với những tác phẩm như: Ta-rát Bun-ba (truyện, 1835), Những điền chủ cổ xưa (truyện, 1835), Quan thanh tra (hài kịch, 1836), Chiếc áo khoác (truyện,1842),…

- Phần nhiều những tác phẩm hiện thực của Gô-gôn thể hiện cơn mê sảng của thực tại đương thời với những hình tượng con người bị đồ vật hóa, thảm hại, trống rỗng, tồn tại như những bóng ma và luôn ám ảnh về sự báo ứng. Giọng văn trào phúng của Gô-gôn, một mặt, thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nhố nhăng đương thời “qua tiếng cười thế gian thấy rõ và những giọt nước mắt thế gian không trông thấy”, mặt khác, lại đau đáu niềm hi vọng vào một thực tại khác xứng đáng hơn với cuộc sống con người.

2. Văn bản

- Hài kịch năm hồi Quan thanh tra của Gô-gôn được sáng tác tên cơ sở một giai thoại do Pu-skin gợi ý.

- Vở hài kịch là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Gô-gôn và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của sân khấu hài kịch thế giới.

- Quan thanh tra không chỉ là vợ hài kịch đả kích “tất cả những gì tệ hại của nước Nga” đầu của thế kì XIX, mà còn khơi dậy nỗi đau về sự tồn tại trông rỗng, phi lí của con người và niềm hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhân vật quan trọng là một trong những lớp kịch đặc sắc nhất trong Quan thanh tra.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học