Giáo án bài Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội - Cánh diều

Với giáo án bài Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Nghe và nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình một vấn đề xã hội.

3. Về phẩm chất

Biết tôn trọng người đối thoại, hình thành tư duy phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo em, tinh thần yêu được đã được bồi đắp như thế nào đối với thế hệ trẻ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS có thể tự do phát biểu suy nghĩ của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được các yêu cầu về bài nghe thuyết trình một vấn đề xã hội.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài thuyết trình.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trước khi nói và chuẩn bị thảo luận.

+ Nêu định hướng bài nghe

+ Xây dựng quy trình nghe bài thuyết trình về một vấn đề xã hội đối với cá nhân em

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị.

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Định hướng

a) Trong phần Viết, các em đã rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, cụ thể là quan niệm về lòng yêu nước của tuổi trẻ ngày nay có gì giống và khác so với quan niệm yêu nước truyền thống. Phần Nói và nghe dựa vào nội dung đã viết để luyện tập kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, cách thức thuyết trình một vấn đề xã hội theo hướng tích hợp. Người nói cần chuyển nội dung bài viết thành bài thuyết trình. Người nghe tập trung lắng nghe và nêu ra được những nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình của người nói. Yêu cầu rèn luyện tập trung chủ yếu vào kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá.

b) Để nghe và nêu được những nhận xét, đánh giá, các em cần chú ý:

- Nắm được nội dung (thông tin) cơ bản của bài thuyết trình.

- Đặt được câu hỏi về những điều mình chưa hiểu, chưa rõ.

- Trao đổi với người trình bày về những ý kiến khác biệt (nếu có).

- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nói.

2. Thực hành

Bài tập (trang 30 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nghe và nhận xét, đánh giá bài thuyết trình “Quan niệm yêu nước của tuổi trẻ hiện nay có gì giống và khác so với quan niệm yêu nước truyền thống.”

a) Chuẩn bị

- Xem lại mục 1. Định hướng về cách thức và yêu cầu khi nghe một bài thuyết trình.

- Xem lại nội dung dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Người thuyết trình xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết, cân nhắc yêu cầu của bài nói để bổ sung, sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung cần trình bày.

- Người nghe tìm hiểu đề tài, chủ đề và nội dung của bài thuyết trình; hình dung về cách thức thuyết trình, dự kiến những vấn đề cần làm rõ và các câu hỏi cụ thể.

c) Nói và nghe

Bài này cần tập trung vào phần nghe và đảm bảo các yêu cầu sau

- Người nói:

+ Nội dung thuyết trình vấn đề rõ ràng, cụ thể theo dàn ý đã chuẩn bị.

+ Hình thức thuyết trình: sáng tạo, vận dụng các thiết bị hỗ trợ phù hợp.

+ Tác phong, thái độ thuyết trình: tự tin, thân thiện, tôn trọng người nghe,...

- Người nghe:

+ Tập trung lắng nghe; hiểu được những nội dung chính của bài thuyết trình và quan điểm của người nói.

+ Ghi lại các thông tin chính của bài thuyết trình, những nội dung cần hỏi lại và những nhận xét, đánh giá về nội dung, cách thức trình bày, tình cảm, thái độ của người thuyết trình.

+ Nêu các vấn đề cần hỏi, các ý kiến cản trao đổi về nội dung bài nói một cách ngắn gọn, rõ ràng.

+ Chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

HS tự đánh giá theo bảng kiểm SGK tr.31

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học