Giáo án Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản

Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh và nguyên nhân của sự phát triển đó. Giải thích nguyên nhân sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản.

- Biết được chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.

- Quan sát lược đồ 17. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai SGK, xác định vị trí một số thành phố lớn. Quan sát hình 18, 19, 20 trong SGK và nhận xét về sự phát triển khoa học – công nghệ của Nhật Bản.

- HS nhận thức rõ ý chí vươn lên tự cường, lao động hết mình và tôn trọng kỷ luật của người Nhật Bản. Hiểu được quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Nhật ngày nay.

- Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, kĩ năng sử dụng bản đồ …

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

   + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

   + Quan sát lược đồ 17. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai SGK, xác định vị trí một số thành phố lớn. Quan sát hình 18, 19, 20 trong SGK và nhận xét về sự phát triển khoa học – công nghệ của Nhật Bản.

   + Vận dụng kiến thức về những nguyên nhân giúp nền kinh tế Nhật Bản để rút ra được bài học cho bản thân cũng như của Việt Nam.

Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

- Ti vi.

- Máy vi tính.

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh về Nhật Bản.

- Bản đồ châu Á.

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Nhật Bản.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về đất nước Nhật Bản qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về đất nước Nhật Bản. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

   + Hình ảnh này cho các em liên tưởng đến quốc gia nào?

   + Qua hình ảnh này em thấy nền kinh tế Nhật Bản ra sao?

   + Em hiểu gì về đất nước Nhật Bản?

- Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về Nhật Bản, Nhật Bản có nhiều thiên tai, đất nước giàu có, con người cần cù…...

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, là một nước bại trận, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Nhật Bản đã vươn lên nhanh chóng trở thành một siêu cường về kinh tế, đứng thứ 2 TG (sau Mĩ). Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của đất nước Nhật Bản?... Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh

- Mục tiêu: Trình bày được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan sát lược đồ 17. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai SGK, xác định vị trí một số thành phố lớn.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

   + Ti vi.

   + Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

- Xác định trên lược đồ ví trí của Nhật Bản.

- Thảo luận cặp đôi: Trình bày tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan sát lược đồ 17, xác định vị trí một số thành phố lớn.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

GV giới thiệu vài nét về Nhật Bản và chỉ trên lược đồ.

? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản ở trong tình trạng như thế nào?

GV: Để thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và “dân chủ hoá” nước Nhật, một loạt các cải cách dân chủ đã được tiến hành.

? Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh? (Đem lại một luồng không khí mới đối với nhân dân, đó là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh)

Quan sát lược đồ 17, xác định vị trí một số thành phố lớn.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, gặp nhiều khó khăn lớn.

- Ban hành nhiều cải cách dân chủ: ban hành Hiến pháp mới (1946), thực hiện cải cách ruộng đất, xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh, ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng...),...

-> Những cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.

2. Hoạt động 2. 2. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

- Mục tiêu: Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh và nguyên nhân của sự phát triển đó. Giải thích nguyên nhân sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.

- Phương tiện

   + Ti vi.

   + Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận:

   + Nhóm chẵn: Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

   + Nhóm lẻ: Giải thích nguyên nhân sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

? Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế NB đạt được những thành tựu như thế nào?

? Nguyên nhân nguyên nhân chính của sự phát triển đó?

GV: phân tích rõ những yếu tố cơ bản dẫn đến sự phát triển “thần kì”

GV liên hệ thục tế của nước ta hiện nay. Chúng ta cần học hỏi điều gì từ kinh nghiệm của NB.

GV cho HS quan sát hình 18,19, 20 sgk và nhận xét về sự phát triển khoa học-công nghệ của NB. (so sánh với Việt Nam để HS thấy VN cần phải vượt lên nhiều ,xác định nhiệm vụ to lớn của thế hệ trẻ)

GV nói thêm: Trong thập kỉ 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 – âm 0,7%, 1998 – âm 1,0%). Nền kinh tế Nhật Bản đòi hỏi phải có những cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học – công nghệ. Quan sát hình 18, 19, 20 trong SGK và nhận xét về sự phát triển khoa học – công nghệ của Nhật Bản.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 thế kỉ XX, kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là "sự phát triển thần kì": tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hằng năm trong những năm 50 là 15%, những năm 60 – 13,5%; tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 – 183 tỉ USD, đứng thứ hai trên thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD)...

- Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính trên thế giới.

- Nguyên nhân của sự phát triển con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti; vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật.

3. Hoạt động 3. 3. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh

- Mục tiêu: Biết được chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Phương tiện: Ti vi, máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK.

- Trả lời câu hỏi: Trình bày chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV: Việc kí “Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật”, chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân thể hiện chinh sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ.

Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (tháng 9 1951). Từ nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Nhật Bản.

- Thời gian: 4 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?

A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Câu 2. Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?

A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.

B. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.

C. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.

D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành nhiều cải cách trong đó cải cách nào là quan trọng nhất?

A. Cải cách hiến pháp.

B. Cải cách ruộng đất.

C. Cải cách giáo dục.

D. Cải cách văn hóa.

Câu 4. Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?

A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược.

B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.

C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.

D. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.

Câu 5. Sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào?

A. Tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ.

B. Tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.

C. Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản.

D. Từ nước chiến bại Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.

Câu 6. Trong sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.

C. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.

D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu 7. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?

A. Con người được đào tạo chu đáo.

B. Nhờ cải cách ruộng đất.

C. Vai trò quan trọng của Nhà nước.

D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.

Câu 8. Để phát triển khoa học kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

D. Coi trọng việc nhập kỹ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 9. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.

D. Nước có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu 10. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?

A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.

B. Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ.

C. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc.

D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không đưa quân đi tham chiến ớ nước ngoài.

B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật (08/09/1951)

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường.

- Dự kiến sản phẩm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
ĐA D D A A D B D D C C D

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc CNH, HĐH đất nước hiện nay.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Sau sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay?

- Thời gian: 3 phút.

* GV giao nhiệm vụ cho HS

   + Học bài cũ, soạn bài 10: Các nước Tây Âu. Nắm khái quát tình hình các nước Tây Âu trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về các nước Tây Âu và mối quan hệ giữa các nước Tây Âu với Việt Nam.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học