Giáo án Lịch Sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Sau khi học xong bài, học sinh

- Trình bày được nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Biết được những nét chính về chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

- Chỉ ra được sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.

- Xác định nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai trên lược đồ.

- So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về mục đích, quy mô.

- Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp áp bức bóc lột dân tộc ta.

- HS đồng cảm với sự vất vả, cực nhọc của người lao động sống dưới chế độ thực dân phong kiến.

Rèn luyện học sinh phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng lược đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để minh hoạ khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học trên lớp.

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

    + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

    + Xác định nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai trên lược đồ.

    + So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về mục đích, quy mô.

Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

- Ti vi.

- Máy vi tính.

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam.

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sự bóc lột, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với Việt Nam qua một số hình ảnh, video, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh và xem đoạn video về cảnh TD Pháp khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

    + Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh và đoạn video đó?

- Dự kiến sản phẩm

    + HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với các nước TBCN kể cả những nước thắng trận hay bại trận, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tấn công quy mô và toàn diện vào nước ta, biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và thị trường đầu tư tư bản có lợi cho chúng. Với chương trình khai thác lần này, kinh tế, văn hoá – giáo dục và xã hội VN biến đổi sâu sắc… và điều đó thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1.

- Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Xác định nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai trên lược đồ. So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về mục đích, quy mô.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

    + Ti vi.

    + Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận:

    + Nhóm 1,2: Nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    + Nhóm 3,4: Trình bày những chính sách về nông nghiệp, công nghiệp của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    + Nhóm 3: Trình bày những chính sách về thương nghiệp, GTVT và ngân hàng của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc qua những câu hỏi gợi mở:

? Dựa vào đâu Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhằm mục đích gì? (Là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề …)

? Vì sao Pháp chỉ đầu tư vào một số ngành trọng điểm? (Đầu tư vốn ít nhưng thu lợi nhiều,trong thời gian ngắn…)

? Quan sát hình 27 SGK, xác định nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai trên lược đồ?

(cao su ,công nghiệp nhẹ ,xuất khẩu lúa,gạo than ….)

? So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về mục đích, quy mô?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Nguyên nhân: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù bắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

- Chính sách khai thác của Pháp:

    + Nông nghiệp: Tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.

    + Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ti mới ra đời, mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.

    + Thương nghiệp: Độc quyền, đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào Việt Nam.

    + Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.

    + Ngân hàng: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.

2. Hoạt động 2. 2. Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Phương tiện

    + Ti vi.

    + Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Trong chương trình khai thác, TDP đã thực hiện những chính sách cai trị ntn đối với nước ta?

? Chính sách này nhằm mục đích gì?

? Những chính sách về văn hoá, giáo dục của TDP trong chương trình khai thác thuộc địa là gì? (Tuyên truyền chính sách “khai hoá”)

? Chính sách văn hoá, giáo dục của Pháp có đúng là “khai hoá văn minh”cho người Việt không? Mục đích là gì? (Không vì: Pháp muốn thông qua giáo dục để đào tạo tay sai; Kìm hãm dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả..

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Chính trị: Thực hiện chính sách “chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố,…

- Văn hoá giáo dục: Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học,...

3. Hoạt động 3: 3. Xã hội Việt Nam phân hoá

- Mục tiêu: Biết được sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

    + Ti vi.

    + Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 3.

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trên phiếu học tập:

Hoàn thành bảng sau

Các giai tầng Đặc điểm Thái độ chính trị và khả năng cách mạng
Địa chủ PK
Tư sản
Tiểu TS thành thị
Nông dân
Công nhân

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Dự kiến sản phẩm:

Các giai tầng Đặc điểm Thái độ chính trị và khả năng cách mạng

Địa chủ PK

Áp bức bóc lột, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân

- Cấu kết chặt chẽ với TD Pháp

- Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

Tư sản

Phân hoá thành hai bộ phận: TS mại bản và TS dân tộc

- TS mại bản làm tay sai cho TD Pháp

- TS dân tộc có tinh thần dân tộc, dân chủ, chống đế quốc và phong kiến nhưng dễ thoả hiệp

Tiểu TS thành thị

- Gồm trí thức, tiểu thương, thợ thủ công

- Bị TS Pháp chèn ép, khinh bỉ, đời sống bấp bênh

- Có tinh thần cách mạng, là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta

Nông dân

- Chiếm trên 90 % dân số

- Bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề

- Bị bần cùng hoá và phá sản

Là lực lương hăng hái và đông đảo nhất cuộc cách mạng

Công nhân

- Phát triển nhanh, gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước

Nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Thời gian:7 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Ngành công nghiệp nào Pháp chú trọng nhất trong cuộc khai thác lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Cơ khí.

B. Chế biến

C. Khai mỏ.

D. Điện lực.

Câu 2. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là

A. giai cấp nông dân.

B. Giai cấp tư sản dân tộc.

C. giai cấp tiểu tư sản.

D. Giai cấp công nhân.

Câu 3. Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) chủ yếu là do

A. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

B. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.

C. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.

D. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.

Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Giao thông vận tải.

B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.

C. Nông nghiệp và thương nghiệp.

D. Công nghiệp chế biến.

Câu 5. Trong các nguyên nhân sau đây, đâu không phải là lí do khiến tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam?

A. Khai thác than mang lại lợi nhuận lớn.

B. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.

C. Khai thác than để thể hiện sức mạnh của nền công nghiệp Pháp.

D. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.

Câu 6. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là gì?

A. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.

B. Nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển nhưng vẫn lạc hậu, lệ thuộc Pháp.

C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.

D. Nền kinh tế Việt Nam vô cùng bị lạc hậu, què quặt, bị cột chặt vào kinh tế Pháp.

Câu 7. Những thủ đoạn nào của thực dân Pháp về chính trị và văn hóa giáo dục nhằm nô dịch lâu dài nhân dân ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.

B. “Chia để trị” và thực hiện có văn hóa nô dịch, ngu dân.

C. Mở trường dạy tiếng Pháp để đào tạo bọn tay sai.

D. Lôi kéo, mua chuộc người Việt Nam thuộc tầng lớp trên của xã hội.

Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp nông dân.

D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Câu 9. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

A. Tư sản dân tộc.

B. Địa chủ.

C. Công nhân.

D. Nông dân.

- Dự kiến sản phẩm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
ĐA C A A B C B C A C

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để so sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về mục đích, quy mô.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về mục đích, quy mô.

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Cuộc khai thác lần thứ hai được tăng cường đầu tư vốn, kĩ thuật và mở rộng sản xuất để kiếm lời nhiều hơn.

* GV giao nhiệm vụ cho HS

- Sưu tầm các hình ảnh về chương trình khai thác thuộc đia lần thứ hai của Pháp.

- Chuẩn bị bài mới: Xem trước chuẩn bị bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925).

- Nguyên nhân làm cho phong trào công nhân ở nước ta phát trển một bước cao hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học