Giáo án Lịch Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

- Giúp HS nắm được bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.

- Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Tân Việt Cách mạng đảng. Chủ trương và hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng, sự khác nhau của tổ chức này với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở nước ngoài.

GD cho HS lòng kính yêu khâm phục các bậc tiền bối.

Biết hình dung, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương hoạt động của các tổ chức cách mạng.

4.Năng lực cần hướng tới

- Nhận biết và so sánh

Bản đồ Việt Nam. Những tài liệu về tiểu sử, họat động của các nhân vật lịch sử và các tài liệu đề cập đến Tân Việt Cách mạng Đảng.

Học bài và xem trước bài ở nhà.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

a/ Hoàn thành bảng niên biểu về họat động của Nguyễn Ái Quốc t ừ 1911 – 1925.

Thời gian Họat động của Nguyễn Ái Quốc

...

b/ Người đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở VN như thế nào?

3.Giới thiệu bài mới: 1’

GV cho HS nhắc lại chủ trương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (chủ trương vô sản hóa). GV nhấn mạnh Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời và hoạt động đã có tác dụng to lớn đối với phong trào Cách mạng VN. Nó làm phong trào cách mạng nước ta phát triển, đặc biệt là phong trào công nhân và phong trào yêu nước có những bước phát tirển mới.

4. Dạy bài mới 32’

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Hoạt động 1: 14’

- Từ năm 1926-1927 nổ ra những cuộc đấu tranh tiêu biểu nào?

HS:     + Trong 2 năm (1926 – 1927) nổ ra nhiều cuộc bãi công: công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng (Bình Phước) và công nhân đồn điền cà phê Ray-na (Thái Nguyên)...

    + Phong trào nổ ra từ Bắc chí Nam:

Miền Bắc: cuộc bãi công của công nhân lò bánh mì Hà Nội, nhà máy sợi Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định,...

Miền Trung: nhà máy cưa Bến Thủy, thợ máy và tài xế ga-ra bắc TrungKì...

Miền Nam: công nhân hãng nước đá Sài Gòn, nhà máy xay gạo Chợ Lớn...

GV kết hợp xác định các nơi diễn ra các cuộc bãi công trên lược đồ.

GVgiảng thêm: Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước) do sự đàn áp bóc lột của bọn tư bản Pháp, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng đã đấu tranh để giết tên Mông-tây.

GV giới thiệu thêm các phong trào đấu tranh của viên chức, học sinh: lễ truy điệu Phan Châu Trinh, HS trường quốc học, Pen-lơ-ranh, Đồng Khánh bãi khóa ...

GV cho HS thảo luận:

­ Phong trào công nhân viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926-1927 có những bước phát tirển mới nào?

GV cho HS so sánh với phong trào đấu tranh năm 1919-1925 để rút ra điểm mới.

Phong trào đấu tranh 1919-1925 Phong trào đấu tranh 1926-1927

- Đấu tranh lẻ tẻ, tự phát, chỉ nổ ra ở P Bắc và P Nam " chưa thống nhất.

- Mục đích đấu tranh: đòi nghĩ việc ngày chủ nhật có trả lương, vì yêu cầu cuộc sống, công nhân nhà máy xưởng Bason bãi công " mang tính chất chính trị rõ rệt.

- Phong trào công nhân mang tính chất thống nhất tòan quốc (từ Bắc đến Nam) phát triển hơn và có tổ chức hơn.

- Mục đích đấu tranh lâu dài mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi 1 xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương..." trình độ giác ngộ của công nhân nâng lên rõ rệt.

GV: Cùng với phong trào công nhân, nông dân và tiểu tư sản phát triển đã kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

GV chuyển ý : Trong bối cảnh đó, các tổ chức cách mạng nối tiếp nhau ra đời. Vậy đó là tổ chức nào?

Hoạt động 2: 15’

­ Tân Việt CM Đảng ra đời trong hòan cảnh nào?

HS: Do 1 nhóm SV trường CĐSP Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì

lập Hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, tháng 7/ 1928 lấy tên là Tân Việt CM Đảng.

GV giảng thêm : Khác với Hội VN CM Thanh niên, Tân Việt CM Đảng là tổ chức yêu nước trải qua nhiều thay đổi và cải tổ, mà tiền thân là Hội Phục Việt (14/7/1925) ra đời tại Vinh.

Thành phần của Tân Việt CM Đảng gồm những ai?

HS: Gồm những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

­ Nhận xét gì về địa bàn hoạt động ?

GV: Trên tất cả các khu vực TVCM Đảng đều có cơ sở của mình, nhưng địa bàn hoạt động chính là các tỉnh miền Trung thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

GV cho HS thảo luận :

­ Vì sao Tân Việt CM Đảng lại bị phân hóa?

HS đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV phân tích:

    + Khi mới thành lập là 1 tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt " nên nó có sự phân hóa .

    + Hoạt động của Hội VN CM Thanh niên do NAQ sáng lập với lí luận và tư tưởng của CN Mac - Lênin " ảnh hưởng lớn tới Tân Việt Cách mạng Đảng, lôi kéo nhiều Đảng viên trẻ, tiên tiến đi theo.

    + Ngòai công tác GD, huấn luyện Đảng viên, TV còn tiến hành các họat động khác như lớp học ban dêm, phổ biến sách báo mác xít, đưa hội viên vào họat động thực tế....

    + Trong quá trình họat động, nội bộ TV phân hóa sâu sắc thành 2 khuynh hướng rõ rệt: tư sản và vô sản. Xu hướng CM theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin " đó là Đông Dương Cộng sản liên đòan. (mà các em được học phần sau)

­ Em có nhận xét gì về tổ chức CM này ?

HS so sánh, nhận xét, bổ sung.

GV: So với hội VN CM thanh niên, Tân Việt còn nhiều hạn chế , hàng ngũ Tân Việt ngày càng bị thu hẹp ...

­ Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời có ý nghĩa gì?

HS: Chứng tỏ tinh thần yêu nước và nguyện vọng cứu nước của thanh niên trí thức tiểu tư sản Việt Nam. Tân Việt góp phần cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương sau này.

I. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1926 – 1927) .

- Năm 1926 – 1927: nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, HS học nghề.

- Phong trào nổ ra từ Bắc chí Nam: công nhân nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy Ba Son, đồn điền cao su Phú Riềng ...

- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chính trị, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Phong trào nông dân, tiểu tư sản... cũng phát triển mạnh mẽ.

II.TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG ( 7/ 1928).

- Hòan cảnh: Ra đời ở trong nước do 1 số sinh viên trường CĐSP Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì thành lập (Tiền thân là Hội Phục Việt). Sau nhiều lần đổi tên, tháng 7/ 1928 lấy tên là Tân Việt CM Đảng.

- Thành phần :Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

- Hoạt động :

    + Khi mới thành lập là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt

    + Do ảnh hưởng của Hội VNCM Thanh niên, nội bộ Tân Việt phân hóa thành 2 khuynh hướng : Tư sản và vô sản .

5. Củng cố: 5’

a/. HS lên xác định nơi nổ phong trào đấu tranh.

b/.Đánh dấu X vào £ mà em cho là đúng:

- Phong trào đấu tranh của công nhân viên chức, HS học nghề trong những năm 1926 – 1927 đã có những những điểm mới nào?

   □ Các cuộc đấu tranh đó đều mang tính chất chính trị.

   □ Các cuộc đấu tranh đó vượt ra ngoài phạm vi 1 xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Nguyên nhân dẫn dến sự phân hóa của Tân Việt Cách mạng Đảng.

   □ Phong trào yêu nước dân chủ phát triển mạnh.

   □ Nội bộ Tân Việt Cách mạng Đảng xuất hiện khuynh hướng tư sản.

   □ Hoạt động của Hội VNCM Thanh niên tác động đến Tân Việt Cách mạng Đảng.

6.Dặn dò: 1’

HS về nhà chuẩn bị bài 17 (tiếp theo) tìm hiểu CM VN trước khi Đảng CS VN ra đời.

    Nhóm 1 và 2: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì nguyên nhân nào?

    Nhóm 2 và 3: Tại sao một số hội viên tiên tiến của Hội VN CM thanh niên ở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN?

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn khác: