Giáo án Lịch Sử 9 Bài 4: Các nước châu Á
Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được tình hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Biết được một số nét chính về sự ra đời của các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và công cuộc cải cách - mở cửa (1978 đến nay).
- Tìm hiểu một số nét chính về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông.
- Xác định vị trí của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sau ngày thành lập trên lược đồ.
- Nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa.
- Giáo dục tinh thần quốc tế, đoàn kết với các nước, cùng xây dựng xã hội công bằng văn minh.
- Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, kĩ năng sử dụng bản đồ …
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết xác định vị trí của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sau ngày thành lập trên lược đồ. Nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa.
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
- Ti vi.
- Máy vi tính.
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về các nước Á, Trung Quốc.
- Bản đồ châu Á.
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Á, Trung Quốc.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được tình hình của Trung Quốc qua clip, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV chiếu clip về Trung Quốc. Yêu cầu HS phát biểu suy nghĩa của mình sau khi xem clip.
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Châu Á với diện tích rộng lớn và dân số đông nhất thế giới. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, châu Á có nhiều biến đổi sâu sắc, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài gian khổ các dân tộc châu Á đã giành được độc lập. Từ đó đến nay các nước đang ra sức củng cố độc lập, phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, một trong những đất nước có sự tốc độ phát triển rất nhanh là Trung Quốc. Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn trong công việc phát triển kinh tế, xã hội, vị thế của nước ngày các lớn trên trường quốc tế. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Tình hình chung
- Mục tiêu: Biết được tình hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục I. - Xác định trên lược đồ ví trí của châu Á. - Thảo luận cặp đôi: Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Giáo viên: Giới thiệu vị trí châu Á trên bản đồ và yêu cầu HS xác định. - Đất rộng, đông dân, tài nguyên phong phú. ? Trước 1945 tình hình châu Á như thế nào? - Đều bị các nước TB phương Tây nô dịch, bóc lột (trừ NB và phần lãnh thổ LX thuộc châu Á). ? Sau 1945 châu Á có sự thay đổi gì? - Sau 1945 phần lớn đều giành được độc lập, nhiều nước đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. ? Từ nửa sau thế kỷ XX tình hình châu Á như thế nào? - Châu Á không ổn định vì những cuộc CT xâm lược của các nước đế quốc hoặc những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới lãnh thổ... GV: Ấn Độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc “CM xanh” trong nông nghiệp, sự phát triển của công nghiệp phần mềm, các ngành CN thép, xe hơi... Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. - Nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Sau Chiến tranh lạnh, lại xảy ra xung đột, li khai, khủng bố ở một số nước như: Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ và Pa-ki-xtan,... - Hiện nay một số nước châu Á đã đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn quốc, Xin-ga-po... Ấn Độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, sự phát triển của công nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp thép, xe hơi,... |
2. Hoạt động 2. II. Trung Quốc
- Mục tiêu: Biết được một số nét chính về sự ra đời của các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và công cuộc cải cách - mở cửa (1978 đến nay). Tìm hiểu một số nét chính về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông. Xác định vị trí của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sau ngày thành lập trên lược đồ.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 20 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục1, 4 phần II SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận các câu hỏi: + Nhóm lẻ: Trình bày một số nét chính về sự ra đời của các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. + Nhóm chẵn: Trình bày một số nét chính về công cuộc cải cách - mở cửa (1978 đến nay). Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. GV hướng dẫn học sinh xác định vị trí của TQ trên bản đồ châu Á. Nhóm lẻ: ? Nước CHND Trung Hoa ra đời trong hoàn cảnh nào? + Sau thắng lợi của KC chống Nhật, ở TQ đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới 3 năm (1946-1949), giữa Quốc dân đảng-Tưởng Giới Thạch (Mĩ giúp đỡ) và ĐCS TQ. + Cuối cùng ĐCSTQ đã thắng lợi. Ngày 1/10/1949.... ? Sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa gì? Giáo viên: Hướng dẫn học sinh khai thác hình 5. Giáo viên kết luận: Nước CHND Trung Hoa. Được thành lập. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đối với đất nước, nhân dân TQ và thế giới. + Nhóm chẵn: ? Nội dung đường lối đổi mới của TQ? Kết qủa? - Về thành tựu GV nêu thêm về thành tựu KH-KT: TQ là nước thứ 3 trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ. ? Tình hình đối ngoại của Trung Quốc? - Bình thường hóa với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ ... mở rộng quan hệ hợp tác. - Địa vị Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế. ? Nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
+ 1 – 1 – 1949 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước, nhân dân Trung Quốc và thế giới. + Giai đoạn từ năm 1978 đến nay: tiến hành cải cách - mở cửa. - Tháng 12 - 1978, Trung Quốc đề ra đường lối mới với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. - Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. - Về đối ngoại, Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với nhiều nước, thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999). Địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nét chính về sự ra đời của các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và công cuộc cải cách - mở cửa (1978 đến nay).
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á là thuộc địa của những nước nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B. I-ta-li-a, Nhật, Mĩ, Anh, Pháp.
C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Hà Lan.
D. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Tây Ban Nha.
Câu 2. Nét nổi bật của tình hình châu Á từ cuối những năm 50 là
A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập.
B. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
C. phần lớn các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập.
D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO).
Câu 3. Bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh" vì
A. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
B. nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến.
C. tất cả các nước châu Á giành được độc lập.
D. có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Câu 4. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
Câu 5. Để tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo, Ấn Độ đã
A. thực hiện biện pháp đẩy mạnh sản xuất ra nhiều máy móc hiện đại.
B. áp dụng các kĩ thuật canh tác mới trong nông nghiệp.
C. tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
D. thực hiện lai tạo nhiều giống lúa mới có năng suất cao.
Câu 6. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) đánh dấu Trung Quốc đã
A. hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 7. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
Câu 8. Từ sau 1987, đường lối của Đàng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?
A. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân.
C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
D. Thực hiện cải cách mở cửa.
Câu 9. Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1998) nền kinh tế Trung Quốc
A. ổn định và phát triển mạnh.
B. phát triển nhanh chóng.
C. không ổn định và bị chững lại.
D. bị cạnh tranh gay gắt.
- Dự kiến sản phẩm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
ĐA | A | C | A | B | C | D | B | D | D |
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm gì cho đất nước ta?
? Tại sao có ý kiến cho rằng “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
* Những bài học kinh nghiệm
- Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
- Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…
* “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”
- Đây là một lục điạ rộng nhất thế giới, Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), các nước châu Á đều chịu sự lệ thuộc vào các nước Đế quốc, Thực dân.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), phần lớn các nước ở đều giành độc lập như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam ...
- Tuy nhiên, một số nước ở châu Á cũng đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về kinh tế như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo...
- Hiện nay, Nhật Bản là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính cuả thế giới.
- Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
- Trung Quốc, một cường quốc thuộc Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, có tiếng nói ngày càng có giá trị trên trường quốc tế Sin-ga-bo... Qua sự phát triển nhanh chóng đó, một số người dự đoán rằng“Thế kỉ XX là thế kỉ cuả châu Á”.
* GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, soạn bài 5: Các nước Đông Nam Á. Nắm khái quát tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự ra đời và hoạt động của tổ chức Asean. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về Đông Nam Á và mối quan hệ giũa các nước Đông Nam Á với Việt Nam.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn khác:
- Giáo án Bài 5: Các nước Đông Nam Á
- Giáo án Bài 6: Các nước châu Phi
- Giáo án Bài 7: Các nước Mĩ-Latinh
- Giáo án Bài 8: Nước Mĩ
- Giáo án Bài 9: Nhật Bản
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)