Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự, ngoại giao,... trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951 - 1954.

- Nêu được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).

2. Năng lực.

2.1. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực đặc thù.

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu và sử dụng lược đồ, sơ đồ để tìm hiểu về cuộc kháng chiến trống Pháp giai đoạn 1951 - 1954.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc mô tả những thắng lợi tiêu biểu và nêu được ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).

- Năng lực vận dụng kiến thức đã học: vận dụng được bài học về chiến tranh nhân dân trong công cuộc và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3. Phẩm chất.

Bài học góp phần bồi dưỡng ý thức khâm phục và tự hào về những thắng lợi của quân và dân ta đã đạt được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951 - 1954, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; từ đó nhận thức được tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa ba nước Đông Dương và đoàn kết quốc tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tranh, ảnh, phim tài liệu hoặc điện ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động mở đầu.

a) Mục tiêu

Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để dẫn dắt vào bài học.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS quan sát hình ảnh và sử dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi trong SGK bằng cách ghi ra giấy nháp, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

GV gọi 2 - 3 HS lần lượt đưa ra câu trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm thông tin (nếu có).

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

Trên cơ sở phần trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới, nêu yêu cầu cần đạt chủ yếu của bài học để định hướng nhận thức của HS.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới.

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá.

a) Mục tiêu.

HS nêu được những thắng lợi, thành tựu tiêu biểu trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 - 1954

b) Tổ chức thực hiện.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV nêu yêu cầu: Hãy nêu những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951 - 1954. Với yêu cầu này, GV tổ chức chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về thắng lợi hoặc thành tựu tiêu biểu của một lĩnh vực theo gợi ý ở Phiếu học tập dưới đây.

PHIẾU HỌC TẬP

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Chính trị

 

Kinh tế

 

Văn hoá

 

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS thảo luận nhóm nội dung lĩnh vực được giao, đọc thông tin để hoàn thành Phiếu học tập.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Các nhóm báo cáo sản phẩm.

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét Phiếu học tập đã hoàn thành của HS và chốt nội dung để HS ghi vào vở.

* Bước 5: Mở rộng.

GV cho HS thảo luận nhóm (4 - 6 HS mỗi nhóm) trình bày quan điểm: Theo em, những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội trong giai đoạn 1951 - 1954 có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

GV hướng dẫn để HS nêu được ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội trong giai đoạn 1951 - 1954 đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự

a) Mục tiêu

HS mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong những năm 1951 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ 1: GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Kế hoạch Na-va đã bị phá sản như thế nào?

- Nhiệm vụ 2: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (theo bàn) hoặc cặp đôi để thực hiện yêu cầu: Hãy mô tả những thắng lợi tiêu biểu trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ 1: HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.

- Nhiệm vụ 2: Các nhóm thảo luận để thực hiện yêu cầu.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- Nhiệm vụ 1: GV gọi 2 - 3 HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét, góp ý.

- Nhiệm vụ 2: GV mời đại diện 2 - 3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận và gọi một số thành viên của nhóm khác nhận xét, góp ý.

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và chốt lại nội dung: Từ giữa năm 1953, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã triển khai Kế hoạch Na-va với hi vọng sẽ giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh. Điểm mấu chốt của kế hoạch là tập trung lực lượng cơ động chiến lược mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, lúc cao điểm lên đến 44 tiểu đoàn, nhằm giành lại sự chủ động chiến lược xoay chuyển tình thế trên chiến trường Đông Dương, thực hiện đòn tiến công mang tính quyết định khi có điều kiện. Để đối phó với Kế hoạch Na-va, Bộ Chính trị quyết định đề ra Kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, mở chiến dịch Điện Biên Phủ, thông qua phương án tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” và sau đó là chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đã đập tan Kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi. Chiến thắng này cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học