Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nhận biết được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.
- Nêu được tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay.
- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay.
2. Năng lực.
2.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để nhận biết được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh cũng như tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học: nêu được tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga và trình bày được tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay.
3. Phẩm chất.
Bài học góp phần bồi dưỡng ý thức ủng hộ hoà bình, phê phán chiến tranh, xung đột, chống chủ nghĩa bá quyền.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Một số tư liệu, hình ảnh về xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh, tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động mở đầu.
a) Mục tiêu
Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- Phương án 1: GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK, kết nối với kiến thức đã học ở Bài 9 để dẫn dắt vào bài học.
- Phương án 2: GV nêu vấn đề: Trong Chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa hai phe đối lập (chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội) và bị chi phối bởi hai siêu cường đứng đầu hai phe là Mỹ và Liên Xô. Năm 1989, lãnh đạo hai nước Mỹ và Liên Xô đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, đặc biệt, năm 1991 Liên Xô sụp đổ đã tác động và làm thay đổi tình hình quan hệ quốc tế nói chung, đến Mỹ, đến Liên bang Nga với tư cách là nước kế thừa chủ yếu tiềm lực và địa vị quốc tế của Liên Xô. Sau đó, GV nêu yêu cầu: Theo em, tình hình quan hệ quốc tế, nước Mỹ và Liên bang Nga đã thay đổi như thế nào sau năm 1991? Hãy chia sẻ những điêu em biết vê sự thay đổi đó.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS đọc SGK, vận dụng hiểu biết để trả lời.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi 2 - 3 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét câu trả lời của HS, đồng thời, GV sử dụng những câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới..
2.1. Hoạt động 1: Tim hiểu xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới từ năm 1991 đến nay
a) Mục tiêu
HS nhận biết được xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh, từ đó lí giải được nguyên nhân vì sao Mỹ không thể thiết lập được trật tự đơn cực sau Chiến tranh lạnh.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin để thực hiện yêu cầu: Trình bày xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS khai thác thông tin SGK để thực hiện yêu cầu.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- GV mời 1 - 2 cặp đôi báo cáo kết quả.
- Nội dung trả lời nêu được: Xu thế vận động của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh dần được thay thế bằng xu thế đối thoại, hoà hoãn,... Hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, tích cực tham gia liên kết kinh tế trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Hoà bình là xu thế chủ đạo, tuy nhiên, nội chiến, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở một số khu vực. Sự chuyển biến đó dẫn đến một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu hướng đa cực, nhiều trung tâm với sự cạnh tranh của các cường quốc: Mỹ, một số nước trong Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc và Liên bang Nga.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét câu trả lời của HS chuẩn kiến thức:
* Bước 5: Mở rộng.
GV tiếp tục đặt câu hỏi mở rộng: Vì sao từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Mỹ không thể thiết lập trật tự đơn cực? HS khai thác thông tin phần chữ nhỏ trong SGK, tìm ra lí do Mỹ không thể thiết lập trật tự đơn cực.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay
a) Mục tiêu.
HS nêu được tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay.
b) Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV chia lớp thành 6 nhóm, hướng dẫn các nhóm khai thác thông tin trong SGK, thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
+ Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu tình hình chính trị Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay.
+ Nhóm 4, 5, 6: Tìm hiểu tình hình kinh tế Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay.
Lưu ý:
+ Với các nhóm tìm hiểu về tình hình chính trị, GV hướng dẫn nhóm HS khai thác thông tin để nêu được những nét chính về tình hình chính trị của Liên bang Nga trong những năm 90 của thế kỉ XX (bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái, ban hành Hiến pháp mới, xác lập thể chế Cộng hoà Tổng thống, mâu thuẫn về các vấn đề liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại,...). Tuy nhiên, sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao. Nước Nga chú trọng thực hiện chính sách cân bằng Âu - Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),...
+ Với các nhóm tìm hiểu về tình hình kinh tế, GV hướng dẫn HS khai thác Hình 19.3 để HS nhận biết được tình hình chung và nét nổi bật về kinh tế của Liên bang Nga qua hai giai đoạn (1991 - 1999 và 2000 - 2021). Trong đó, HS cần nêu được tình hình chung là: tiến hành cải cách thị trường, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường từ năm 1991. Giai đoạn 1991 - 1999: khủng hoảng triền miên, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức âm (-4,8%/năm), lạm phát cao (22%), thâm hụt ngân sách) và giai đoạn 2000 - 2021: phục hồi và tăng trưởng trở lại với mức tăng trưởng GDP khá cao (3,5%/năm), kiềm chế được lạm phát, thặng dư ngân sách, được chấp nhận gia nhập WTO, là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới (năm 2021, GDP đạt khoảng 1,5 nghìn tỉ USD), có các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển là công nghiệp quốc phòng, năng lượng, khai khoáng, hàng không - vũ trụ.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá
Giáo án Lịch Sử 9 Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)