Giáo án KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế bằng những hành vi phù hợp.

- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

Năng lực đặc thù:

- Điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế trong một số tình huống đơn giản thường gặp; Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh doanh và nộp thuế bằng những hành vi phù hợp.

- Phát triển bản thân: Thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

- Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Vận dụng được các kiến thức về quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống có liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Có trách nhiệmtrung thực trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.

- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.

- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học.

- Giúp học sinh bước đầu nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực kinh doanh và nộp thuế.

- Kích thích tư duy và khả năng vận dụng kiến thức thực tế của học sinh.

b. Nội dung:

- GV cho học sinh chơi trò chơi: “Ai là người hiểu biết?”

Cách chơi:

+ Giáo viên chia lớp thành 2 đội (hoặc nhiều đội tùy theo số lượng học sinh).

+ Giáo viên sẽ đọc từng câu hỏi đúng/sai hoặc gợi ý tình huống ngắn gọn. Mỗi đội lần lượt trả lời hoặc đưa ra đáp án.

+ Mỗi câu trả lời đúng, đội sẽ được 1 điểm. Đội nào đạt nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời đúng của học sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

- Kết quả điểm số của các đội.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên phổ biến luật chơi:

- Mỗi đội sẽ có 10 giây để trả lời mỗi câu hỏi.

- Câu trả lời đúng sẽ được cộng 1 điểm, trả lời sai thì đội khác được quyền trả lời.

- Giáo viên giải thích rõ các câu hỏi liên quan đến quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và nộp thuế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi hoặc tình huống (xem danh sách bên dưới).

- Học sinh trong các đội sẽ thảo luận nhanh và đưa ra câu trả lời.

- Giáo viên ghi lại điểm số của từng đội và nhận xét ngắn gọn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS  trả lời câu hỏi:

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên công bố kết quả và trao thưởng nhỏ cho đội chiến thắng (ví dụ: một tràng pháo tay, phần quà tượng trưng) sau đó kết luận.

Giáo viên dẫn dắt:

“Trò chơi vừa rồi giúp chúng ta bước đầu hiểu rằng, công dân không chỉ có quyền tự do kinh doanh mà còn có trách nhiệm đóng góp vào xã hội thông qua việc nộp thuế. Vậy cụ thể, quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế được pháp luật quy định như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh nộp thuế.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.59-61 để trả lời các câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh theo chuẩn kiến thức của GV.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học