Giáo án KTPL 12 Cánh diều Bài 4: An sinh xã hội

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm và vai trò của an sinh xã hội.

- Giải thích được sự cần thiết của an sinh xã hội.

- Gọi tên được một số chính sách an sinh xã hội cơ bản.

- Thực hiện được trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến an sinh xã hội.

Năng lực đặc thù:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và lấy dẫn chứng minh họa sự cần thiết của an sinh xã hội; Tham gia các hoạt động tuyên truyền, động viên mọi người tham gia các chính sách an sinh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm, tự giác, tích cực trong việc thực hiện trách nhiệm công dân về các chính sách an sinh xã hội; hướng dẫn và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.

- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.

- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu rõ khái niệm và vai trò của an sinh xã hội.

- Kích thích sự hứng thú và tham gia tích cực của học sinh vào bài học.

- Tạo không khí học tập vui vẻ, đoàn kết và hợp tác.

b. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi Ghép thẻ: “Ai là người hưởng lợi”

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm:

- Danh sách các yếu tố an sinh xã hội và đối tượng hưởng lợi được học sinh xác định.

- Báo cáo thảo luận về sự liên quan giữa các yếu tố an sinh xã hội và cuộc sống hàng ngày.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 học sinh mỗi nhóm).

- Giáo viên giải thích về trò chơi "Ai là người hưởng lợi?".

Giáo án KTPL 12 Cánh diều Bài 4: An sinh xã hội | Giáo án Kinh tế Pháp luật 12 (ảnh 1)

+ GV chia cả lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

+ Mỗi nhóm sẽ nhận được một bộ thẻ (sắp xếp ngẫu nhiên), gồm 2 loại:

▪ Thẻ A – các chính sách an sinh xã hội, gồm: bảo hiểm y tế, giáo dục miễn phí, hỗ trợ nhà ở, trợ cấp thất nghiệp…

▪ Thẻ B - các đối tượng hưởng lợi. ví dụ: trẻ em, người già, người thất nghiệp, người khuyết tật,…

+ Nhiệm vụ của mỗi nhóm là ghép các yếu tố an sinh xã hội với đối tượng hưởng lợi phù hợp và giải thích tại sao.

- Gợi ý bộ thẻ:

STT

THẺ A-CHÍNH SÁCH

THẺ B-ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI

1

Bảo hiểm y tế

Trẻ em

2

Giáo dục miễn phí

Người cao tuổi

3

Hỗ trợ nhà ở

Người thất nghiệp

4

Trợ cấp thất nghiệp

Người khuyết tật

5

Trợ cấp trẻ em

Người lao động có thu nhập thấp

6

Trợ cấp người cao tuổi

Học sinh, sinh viên

7

Trợ cấp người khuyết tật

Gia đình có trẻ em

8

Trợ cấp cho người thu nhập thấp

Người bệnh hoặc người cần chăm sóc y tế

9

Bảo hiểm xã hội

Người không có nhà ở ổn định

10

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Người lao động

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nhận bộ thẻ và bắt đầu thảo luận, ghép các thẻ yếu tố an sinh xã hội với thẻ đối tượng hưởng lợi.

- Mỗi nhóm cần chuẩn bị một bài thuyết trình ngắn về sự ghép đôi của mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày sự ghép đôi của nhóm mình trước lớp.

- Các nhóm giải thích lý do tại sao họ lại chọn cách ghép như vậy và trả lời các câu hỏi từ giáo viên và các bạn học sinh khác.

Gợi ý trả lời:

- Bảo hiểm y tế ↔ Người bệnh hoặc người cần chăm sóc y tế

- Giáo dục miễn phí ↔ Học sinh, sinh viên

- Hỗ trợ nhà ở ↔ Người không có nhà ở ổn định

- Trợ cấp thất nghiệp ↔ Người thất nghiệp

- Trợ cấp trẻ em ↔ Gia đình có trẻ em

- Trợ cấp người cao tuổi ↔ Người cao tuổi

- Trợ cấp người khuyết tật ↔ Người khuyết tật

- Trợ cấp cho người thu nhập thấp ↔ Người lao động có thu nhập thấp

- Bảo hiểm xã hội ↔ Người lao động

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng ↔ Cộng đồng nói chung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên tổng kết, đánh giá và bổ sung thêm kiến thức về an sinh xã hội, nhấn mạnh vai trò của các yếu tố này trong cuộc sống hàng ngày.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền được hưởng an sinh xã hội là một quyền cơ bản của công dân, đồng thời là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia hiện nay. Sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội góp phần bảo vệ an toàn cho cuộc sống của người dân, đảm bảo ổn định xã hội, tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4: An sinh xã hội.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học