Giáo án KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 3: Bảo hiểm
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm bảo hiểm.
- Giải thích được vai trò của bảo hiểm.
- Liệt kê được một số loại hình bảo hiểm.
- Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến bảo hiểm.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và lấy dẫn chứng minh họa sự cần thiết của bảo hiểm; Tham gia các hoạt động tuyên truyền, động viên mọi người tham gia bảo hiểm theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.
3. Phẩm chất:
- Tự giác, tích cực thực hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc tìm hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo…
- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV cho HS xem đoạn video mang tên “Bảo hiểm xã hội”.
- GV đưa ra các câu hỏi có trong nội dung video.
- GV dẫn dắt vào bài học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về loại hình bảo hiểm xã hội có trong video.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video “Bảo hiểm xã hội”:
Link: https://www.youtube.com/watch?v=SR9N7cRf2pU
- GV đưa ra các câu hỏi có trong nội dung video.
+ Chức năng của bảo hiểm xã hội là gì? Và ai sẽ là người đóng và nhận loại bảo hiểm này.
+ Người sử dụng lao động sẽ phải đóng những loại bảo hiểm gì ngoài bảo hiểm xã hội?
+ Em hãy so sánh giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Bảo hiểm xã hội có nhiều chức năng quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, bao gồm:
- Cung cấp bảo hiểm rủi ro.
- Đảm bảo an sinh khi về hưu.
- Hỗ trợ trong trường hợp mất khả năng lao động.
- Trợ cấp cho gia đình.
- Khuyến khích việc làm và bảo vệ quyền lợi người lao động.
Người đóng bảo hiểm xã hội:
- Người lao động: Các cá nhân làm việc trong khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, và các doanh nghiệp. Người lao động thường phải đóng một phần lương của mình vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Người sử dụng lao động: Các doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng người lao động cũng phải đóng một phần vào quỹ bảo hiểm xã hội cho nhân viên của họ.
Người nhận bảo hiểm xã hội:
- Người lao động đang hưởng chế độ: Các cá nhân đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, như lương hưu, trợ cấp ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động, và trợ cấp thai sản.
- Thân nhân người lao động: Trong trường hợp người lao động qua đời, thân nhân có thể nhận trợ cấp mai táng và các khoản trợ cấp khác theo quy định.
Câu 2: Ngoài bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động cần đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo tỷ lệ quy định, nhằm đảm bảo quyền lợi và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Câu 3:
- Bảo hiểm Xã hội Bắt buộc là một chế độ bắt buộc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các khu vực và doanh nghiệp cụ thể, với nhiều chế độ hỗ trợ và mức đóng góp chia sẻ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Bảo hiểm Xã hội Tự nguyện dành cho các cá nhân không thuộc đối tượng của bảo hiểm xã hội bắt buộc, cho phép họ tự chọn mức đóng và nhận được một số quyền lợi cơ bản, chủ yếu là lương hưu và trợ cấp ốm đau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, con người luôn có nguy cơ rủi ro, không chỉ thiệt hại về tài sản mà còn thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Bảo hiểm là một trong các công cụ giúp các cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia quản lí rủi ro hiệu quả, yên tâm trong cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm không chỉ cần thiết cho việc thực hiện huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, việc công dân tham gia bảo hiểm nhằm chủ động quản lí rủi ro là góp phần vào sự phát triển kinh tế, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 3: Bảo hiểm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được khái niệm bảo hiểm.
- Liệt kê được các loại hình bảo hiểm.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK tr.22 – 27 để thực hiện các yêu cầu:
+ Xác định loại hình bảo hiểm trong các trường hợp.
+ Chia sẻ sự hiểu biết của em về lợi ích của việc tham gia các loại hình bảo hiểm.
- GV đưa ra kết luận về khái niệm và các loại hình bảo hiểm.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12