Giáo án KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giải thích được hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mọi quốc gia.
- Liệt kê được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phát triển bản thân: Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về hội nhập kinh tế quốc tế trong một số trường hợp cụ thể; Tham gia tuyên truyền việc chấp hành các chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm, tự giác, tích cực trong việc tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và các yếu tố liên quan.
- Phát triển kỹ năng thương lượng, hợp tác và quản lý tài nguyên.
- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi đầu buổi học.
b. Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi thương mại quốc tế: học sinh đại diện cho các quốc gia, thương lượng và trao đổi hàng hóa/dịch vụ để đạt được sự đa dạng trong nền kinh tế của quốc gia mình.
- Thảo luận về tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập:
- Các nhóm học sinh sẽ có được một bộ thẻ màu đa dạng, đại diện cho các loại hàng hóa/dịch vụ khác nhau.
- Bài trình bày ngắn gọn của mỗi nhóm về kết quả thương lượng và chiến lược sử dụng.
- Hiểu biết sâu hơn về hội nhập kinh tế quốc tế và tầm quan trọng của thương mại quốc tế.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Chia học sinh thành các nhóm nhỏ (4-5 học sinh mỗi nhóm). Mỗi nhóm đại diện cho một quốc gia và nhận một mảnh giấy ghi tên quốc gia của họ.
- GV phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu (mỗi màu đại diện cho một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể).
- Giải thích luật chơi: Mỗi nhóm phải thương lượng và trao đổi các thẻ màu với các nhóm khác để đạt được sự đa dạng trong hàng hóa và dịch vụ của quốc gia mình. Mục tiêu là có ít nhất một thẻ màu của mỗi loại hàng hóa/dịch vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, lập kế hoạch và thực hiện giao dịch với các nhóm khác.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của mình, xem nhóm nào đã đạt được sự đa dạng hàng hóa/dịch vụ mong muốn.
- Các nhóm thảo luận về các chiến lược đã sử dụng và cách quyết định trong quá trình thương lượng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận đội thắng cuộc
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng tất yếu, phổ biến đối với các quốc gia trên thế giới nhằm tăng cường sự hợp tác, liên kết, cùng phát triển. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để rút ngắn khoảng cách với các nước có nền kinh tế phát triển, khắc phục nguy cơ tụt hậu. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nêu được sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, biểu đồ trong SGK tr.19-20 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV đưa ra kết luận về khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế chuẩn kiến thức của GV.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12