Giáo án KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

- Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến pháp luật quốc tế.

Năng lực đặc thù:

- Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật quốc tế.

+ Nhận biết được mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

- Điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật quốc tế.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến pháp luật quốc tế.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật quốc tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.

- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.

- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi Mở đầu SGK tr.103 và trả lời câu hỏi về pháp luật quốc tế.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về pháp luật quốc tế.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.103 và thực hiện nhiệm vụ: Hãy nêu một số hiểu biết của em về pháp luật quốc tế..

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Pháp luật quốc tế là quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa quốc gia với quốc gia, quốc gia với các tổ chức quốc tế. Một số tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, WTO,…

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong quan hệ quốc tế, để giải quyết các vấn đề lớn, phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác, đòi hỏi các chủ thể này phải cũng nhau xây dựng và thiện chí thực hiện các quy tắc hành xử ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Các quy tắc này điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, kĩ thuật,… và tạo thành pháp luật quốc tế. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm, vai trò của pháp luật quốc tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr.104 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết pháp luật quốc tế là gì. Nêu vai trò của pháp luật quốc tế. 

+ Xác định vai trò của pháp luật quốc tế trong trường hợp.

- GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS nêu được khái niệm, vai trò của pháp luật quốc tế, xác định được vai trò của luật quốc tế trong trường hợp.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.104 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với việc cam kết tuân thủ các nội dung của Tuyên bố ASEAN năm 1967. Tháng 11 năm 2007, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã kí thông qua Hiến chương ASEAN, một văn kiện pháp lí quan trọng. Năm 2008, Việt Nam phê chuẩn Hiến chương ASEAN, mở ra một chương mới để Việt Nam thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế với các quốc gia thành viên, giúp duy trì môi trường hoà bình và ổn định ở khu vực.

+ Cho biết pháp luật quốc tế là gì. Nêu vai trò của pháp luật quốc tế. 

+ Xác định vai trò của pháp luật quốc tế trong trường hợp.

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về khái niệm, vai trò của pháp luật quốc tế.

1. Khái niệm, vai trò của pháp luật quốc tế

- Khái niệm:

+ Pháp luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên;

+ Trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng;

+ Nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

- Vai trò:

+ Cơ sở để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;

+ Cơ sở để xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực của đời sống;

+ Cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học