Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 8: Acid
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+)
- Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.
- Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về khái niệm, tính chất hóa học của acid; một số acid thông dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong thực hiện các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận biết KHTN: Biết được khái niệm, tính chất hóa học của acid; một số acid thông dụng…
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nắm được tính chất của acid và ứng dụng của một số acid trong đời sống
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về acid để giải thích được những vấn đề liên quan đến acid trong thực tiễn đời sống.
3. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu khái niệm, tính chất của acid và một số acid thông dụng.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ mà GV yêu cầu.
- Trung thực, trách nhiệm trong báo cáo kết quả các họa động và kiểm ra đánh giá.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Giáo án, slide,máy tính, máy chiếu, bảng nhóm, các hình ảnh theo SGK.
- Các dụng cụ, hoá chất để tiến hành các thí nghiệm 1, 2 đã nêu trong SGK.
- Phiếu thực hành.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.
- Giấy A0.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (15 phút)
a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho học sinh, kích thích sự tò mò của HS tìm hiểu kiến thức mới qua một số loại quả thông dụng có vị chua như sấu, chanh, me....
b) Nội dung:
- HS xem ảnh hoặc video về một số loại quả thông dụng:
- HS cho biết tên của những loại quả trên. Các loại quả này thường được sử dụng như thế nào trong đời sống? Chúng có đặc điểm gì chung?
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS. Dự kiến:
+ Tên các loại quả theo thứ tự từ trái qua phải: quả sấu, quả me, quả chanh.
+ Các loại quả này được dùng để pha nước giải khát hoặc nấu canh chua.
+ Đặc điểm chung của các loại quả: vị chua.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập:
GV chia lớp thành các nhóm (theo bàn) và cho HS xem ảnh hoặc video về một số loại quả thông dụng và đặt vấn đề: Các em hãy cho biết tên của những loại quả trên. Các loại quả này thường được sử dụng như thế nào trong đời sống? Chúng có đặc điểm gì chung?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi của GV đưa ra.
- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
* Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 2 - 3 HS đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, hướng học sinh vào việc nghiên cứu acid.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (95 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm của acid (30 phút)
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).
b) Nội dung:
- GV nêu cách pha nước chấm cho một số món ăn dùng tới giấm hoặc chanh, tắc và đặt câu hỏi với HS về vị của loại quả, giấm để pha nước chấm trên.
- HS kể tên những loại quả có vị chua và đặt câu hỏi “Vì sao các loại quả khác nhau và giấm lại có vị chua?”.
- GV dẫn dắt HS đến khái niệm acid.
- HS xem ví dụ HCl, H2SO4; tự viết sơ đồ của HNO3.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS. Dự kiến:
+ Những loại quả có vị chua: Chanh, tắc, …
+ Sở dĩ các loại quả này và giấm có vị chua do thành phần của nó có chứa acid.
+ Sơ đồ: HNO3 → H+ + NO3-
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
NỘI DUNG |
* GV giao nhiệm vụ học tập - GV nêu cách pha nước chấm cho một số món ăn dùng tới giấm hoặc chanh, tắc và đặt câu hỏi với HS về vị của loại quả hay giấm pha nước chấm trên. - HS kể tên những loại quả có vị chua và đặt câu hỏi “Vì sao các loại quả khác nhau và giấm lại có vị chua?”. - HS nêu khái niệm acid. - HS xem ví dụ HCl, H2SO4; tự viết sơ đồ của HNO3. * HS thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. * Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS trình bày, các HS còn lại nhận xét bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV kết luận về nội dung kiến thức. GV lưu ý đến hai nội dung trong khái niệm acid là hợp chất có nguyên tử H và khi tan trong nước tách ra H+, đồng thời hướng dẫn HS nhận dạng và phân biệt được một số acid thông dụng với các hợp chất khác. |
I. KHÁI NIỆM ACID I. Khái niệm acid Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+. Acid tạo ra ion H+ theo sơ đồ sau: Acid → ion H+ + ion âm gốc acid |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chuẩn khác:
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)