Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hóa học).

- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế.

- So sánh được tốc độ một số phản ứng hóa học.

- Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng.

- Nêu được khái niệm chất xúc tác.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong thực hiện các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận biết KHTN: Biết tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho khả năng phản ứng nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học, một số yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hóa học.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nắm được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một số phản ứng hóa học cụ thể.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức để giải thích được khả năng xảy ra nhanh hay chậm của một số phản ứng hóa học trong thực tế đời sống.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ quan sát và hình thành các kiến thức về nồng độ dung dịch.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về dung dịch.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm …

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Dụng cụ: thìa thủy tinh, ống nghiệm.

- Hóa chất: đá vôi (dạng bột, dạng viên), dung dịch HCl.

- Hình ảnh về khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Slide, giáo án, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh:

Vở ghi, SGK, SBT, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

*Hoạt động 1. Khởi động

a. Mục tiêu: Giới thiệu một phản ứng xảy ra nhanh và chậm bằng thí nghiệm để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước dẫn đến nhiệm vụ cần tìm hiểu về tốc độ phản ứng.

b. Nội dung: GV tiến hành thí nghiệm cho đá vôi (dạng bột và dạng viên) tác dụng với dung dịch HCl. HS quan sát và trả lời câu hỏi. GV giới thiệu vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được hiện tượng thí nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập

- GV tiến hành thí nghiệm cho đá vôi (dạng bột và dạng viên) tác dụng với dung dịch HCl.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

a) So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở hai ống nghiệm.

b) Dựa vào đâu để kết luận phản ứng nào xảy ra nhanh hơn?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi của GV đưa ra.

- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.

* Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 2 -3 HS đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đặt vấn đề vào bài.

*Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Tốc độ của phản ứng hóa học là gì?

a. Mục tiêu: Hình thành khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hóa học).

b. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình 7.1/41-SGK và cho biết phản ứng nào xảy ra nhanh hơn, từ đó hình thành khái niệm tốc độ của phản ứng hóa học.

- GV cho HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:

a) Để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí.

Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen.

Câu 2:Trong hai phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn?

a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen.

b) Sự gỉ sắt trong không khí.

c. Sản phẩm học tập:

- Khái niệm: Tốc độ của phản ứng hóa học là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học.

- Hoàn thành phiếu học tập số 1.

Câu 1: Trường hợp (b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn.

Câu 2: Phản ứng (a) có tốc độ nhanh hơn phản ứng (b).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học