Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 16: Áp suất

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, HS sẽ đạt được:

1. Kiến thức

- Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt.

Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 16: Áp suất | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

- Liệt kê được một số đơn vị áp suất thông dụng.

- Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin từ: sách giáo khoa, internet, … để tìm hiểu về áp suất.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm theo hướng dẫn của GV và trả lời các câu hỏi trong bài dạy. Thảo luận, hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện áp suất phụ thuộc vào các yếu tố: độ lớn của áp lực, diện tích mặt bị ép; Giải thích và khắc phục được một số hiện tượng cơ bản trong cuộc sống liên quan tới áp suất.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận biết được lực ép theo phương vuông góc với mặt đất gọi là áp lực.

- Làm được thí nghiệm khảo sát tác dụng của áp lực lên mặt bị ép.

- Vận dụng công thức tính áp suất để giải một số bài tập liên quan.

- Áp dụng kiến thức áp suất để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống và ứng dụng kiến thức áp suất để tăng, giảm áp suất hợp lí trong các hiện tượng liên quan.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi kiến thức mới liên quan tới áp lực và áp suất.

- Có trách nhiệm và tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao.

- Cẩn thận trong ghi chép kiến thức và tính toán bài tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Chuẩn bị

- Máy chiếu, ppt bài dạy, SGK, giáo án, phiếu học tập.

- Dụng cụ thí nghiệm: Các khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, chậu cát mịn.

2. Học sinh: Chuẩn bị đọc trước bài 16: Áp suất.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:Khơi gợi được sự hứng thú của HS tìm hiểu về áp suất.

b. Nội dung:GV đưa ra tình huống thực tế có liên quan tới áp suất: Khi láng sân xi măng, vữa trên sân chưa khô hẳn, nếu đi trực tiếp trên đó thì sẽ để lại các vết chân lún sâu. Để tránh hỏng mặt sân, người ta thường đặt những tấm ván trên mặt sân để đi trên đó. Vì sao người ta lại làm như vậy?

Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 16: Áp suất | Giáo án Khoa học tự nhiên 8

c. Sản phẩm

Dự đoán câu trả lời của HS: Người ta làm như vậy để làm giảm tác dụng của trọng lượng người lên mặt sân xi măng tại chỗ giẫm chân, giúp làm giảm độ lún trên bề mặt xi măng khi người đi qua.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV dẫn dắt tình huống thực tế có vấn đề: Ta thấy, các bác thợ xây khi láng sân xi măng, vữa trên sân chưa khô hẳn, nếu đi trực tiếp trên đó thì sẽ để lại các vết chân lún sâu. Để tránh hỏng mặt sân, người ta thường đặt những tấm ván trên mặt sân để đi trên đó. Vì sao người ta lại làm như vậy?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời một vài HS trả lời câu hỏi.

(Câu trả lời HS ở phần c. Sản phẩm)

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Qua trường hợp trên, các em thấy với cách làm đặt những tấm ván trên mặt sân sẽ làm giảm được tác dụng của trọng lượng người lên bề mặt sân tại nơi giẫm chân và tác dụng của áp lực lên một bề mặt diện tích người ta gọi là áp suất do lực đó gây ra. Vậy lực có đặc điểm như thế nào thì được gọi là áp lực và áp suất là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Bài 16: Áp suất

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu áp lực

a. Mục tiêu: HS biết được khái niệm áp lực và phân biệt được áp lực với các lực khác.

b. Nội dung

- GV thông báo khái niệm áp lực: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- GV lấy ví dụ về áp lực.

- GV mời một vài HS: Nêu một số ví dụ về áp lực trong thực tế.

- GV chiếu lên bảng câu hỏi, mời HS trả lời: Ở hình 16.1, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao?

a. Lực do người tác dụng lên xe kéo.

b. Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất.

c. Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo.

c. Sản phẩm

Dự đoán câu trả lời của HS:

- Một số ví dụ về áp lực trong thực tế.

+ Khi đứng chào cờ, các bạn học sinh đều đứng thẳng người có phương vuông góc với mặt sân.

+ Chiếc ô tô đỗ ở mặt đường bằng phẳng tạo áp lực lên mặt đường đúng bằng trọng lượng của nó.

- Trong hình 16.1: Lực do người tác dụng lên xe kéo không phải là áp lực vì lực này có phương không vuông góc với mặt bị ép.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học