Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KNTT 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Thời lượng: 3 tiết

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường Trái Đất.

- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ Vật lí.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được sự tồn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ.

- Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động và thực hiện nhiệm vụ thảo luận.

- Chăm chỉ: Chủ động, kiên trì thực hiện nhiệm vụ, khám phá vấn đề.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời Sáng tạo).

- Hình ảnh, video về từ trường của Trái Đất.

- La bàn, nam châm, kim, cốc nước, mút xốp.

- Phiếu học tập 1, 2, 3.

- Phiếu nhiệm vụ.

- Bài giảng powerpoint.

- Máy tính.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1. Khởi động vào bài: Chơi trò chơi “Bức tranh bí ẩn”

a. Mục tiêu: Tạo ra cho HS sự hứng thú trong dự đoán từkhoáứng với bức tranh bí ẩn thông qua các gợi ý liên quan đến bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi "Bức tranh bí ẩn” HS tham gia trò chơi, trả lời các câu hỏi và nhận điểm thưởng tương ứng.

c. Sản phẩm:Câu trả lời ứng với từng câu.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.

- GV thông báo luật: Có 4 mảnh ghép tương ứng với 4 câu hỏi, bên dưới 4 mảnh ghép này là bức tranh bí ẩn. Khi mỗi mảnh ghép được mở, nhóm nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ mang 1 điểm thưởng về cho nhóm. Nhóm nào đoán được từ khoá ứng với bức tranh bí ẩn khi còn 3 mảnh ghép chưa mở sẽ nhận 4 điểm thưởng; khi còn 2 mảnh ghép chưa mở sẽ nhận 3 điểm thưởng; khi còn 1 mảnh ghép chưa mở sẽ nhận 2 điểm thưởng; khi không còn mảnh ghép nào chưa mở sẽ nhận 1 điểm thưởng.

- Yêu cẩu HS lựa chọn mảnh ghép để lật mở, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ứng với mảnh ghép, đồng thời thảo luận để trả lời từ khoá ứng với bức tranh bí ẩn.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe và chơi trò chơi.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời các câu hỏi ứng với mảnh ghép

GV nhận xét và đưa kết quả.

* Đánh giá, tổng kết, định hướng

- GV tổng hợp kết quả đạt được của các nhóm, tuyên dương nhóm đạt thành tích cao.

- Dựa vào từ khoá ứng với bức tranh bí ẩn để đặt vấn đề vào bài.


2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1:Tìm hiểu sự tồn tại từ trường của Trái Đất

a. Mục tiêu

- Biết được sự tồn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ.

- Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

- Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ Vật lí.

- Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường Trái Đất.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động và thực hiện nhiệm vụ thảo luận.

- Chủ động, kiên trì thực hiện nhiệm vụ, khám phá vấn đề.

b. Nội dung

NV1: HS xem video về từ trường của Trái Đất kết hợp SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 thông qua kĩ thuật “khăn trải bàn”.

PHIẾU HỌC TẬP 1

Nhóm ...........

Thời gian: 10 phút

Yêu cầu: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

1. Năm 1600, William Gilbert nêu giả thuyết gì về Trái Đất trong quyển sách De Magnete?

2. Nêu các hiện tượng hoặc sự kiện để chứng tỏ rằng giả thuyết của William Gilbert là đúng?

3. Tại sao cực quang chỉ tồn tại ở các vùng địa cực, không tồn tại ở các vùng nhiệt đới (Hình 20.2 trong SGK)?

Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn | Giáo án Khoa học tự nhiên 7

NV2: Sau khi thực hiện xong, các nhóm sẽ đổi chéo phiếu học tập để chấm điểm.

NV3: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học