Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KNTT 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.

- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm để tiến hành các thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các thí nghiệm, rút ra được kết luận về các sản phẩm tạo ra sau quá trình quang hợp.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phát hiện các sản phẩm được tạo ra trong quá trình quang hợp.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm chứng minh hiện tượng quang hợp ở cây xanh.

3. Phẩm chất

- Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, file hình ảnh, tranh ảnh theo sách giáo khoa, video tìm hiểu quá trình quang hợp của thực vật: https://www.youtube.com/watch?v=I7QoYytoGjs

- Mẫu vật:

+ Dụng cụ: đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thủy tinh 500ml, hộp diêm, đĩa petri, băng giấy đen, phễu, ống hút, panh.

+ Hóa chất: Cồn 900, dung dịch iodine, nước cất.

+ Mẫu vật: Chậu cây xanh (cây rau lang, cây trầu bà, cây hoa giấy,…) một số cây rong đuôi chó.

2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Vở ghi chép, SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh có tâm thế vui vẻ trước khi vào bài học và biết được nội dung tìm hiểu liên quan đến các thí nghiệm về quá trình quang hợp ở cây xanh.

b) Nội dung:

- GV chiếu video quá trình quang hợp và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c)Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem clip và trả lời câu hỏi sau: Cho biết các chất tham gia và sản phẩm được tạo ra trong quá trình quang hợp.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem clip và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên:Theo dõi và hỗ trợ các nhóm khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV yêu cầu 1 số HS đưa ra câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- GV dẫn dắt vào bài thực hành: Làm sao để xác định được có sự tạo thành tinh bột và khí oxygen trong quá trình quang hợp. Chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS.

- Chất tham gia: nước và carbon dioxide.

- Sản phẩm: glucose và oxygen.


2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh

a. Mục tiêu:

- HS thực hiện được thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh.

- Giải thích được mục đích của các bước khi tiến hành thí nghiệm.

b. Nội dung:

- HS nghiên cứu thông tin SGK để: Nêu thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất để tiến hành thí nghiệm.

- HS theo dõi, đọc các bước khi làm thí nghiệm.

- HS kiểm tra lại thiết bị, dụng cụ, mẫu vật và hóa chất của nhóm mình.

- HS tiến hành làm thí nghiệm.

c. Sản phẩm:

- HS quan sát được hiện tượng và kết luận vào báo cáo thực hành.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Trước buổi thực hành: GV hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm và thiết kế thí nghiệm theo Hình 24.1 trong SGK. GV sử dụng kĩ thuật hỏi - đáp để hướng dẫn HS:

- Tác dụng của việc dùng băng giấy đen che phủ một phần lá ở cả hai mặt?

- Dự đoán phần nào của lá thí nghiệm đã tạo ra tinh bột? Vì sao?

* Trong buổi thực hành tại phòng thí nghiệm:

- Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của HS theo nhóm đã hướng dẫn thực hiện như Hình 24.1 trong SGK. Khi tiến hành. GV cần chú ý về vấn để an toàn khi sử dụng cồn, các ống nghiệm, panh.

- GV có thể đặt câu hỏi ở các bước để HS hiểu rõ mục đích các bước làm thí nghiệm.

+ Đun sôi lá cây thí nghiệm bằng nước cất để ngừng các hoạt động sống của tế bào.

+ Đun lá trong dung dịch cồn 90°: để tẩy chất diệp lục trong lá.

+ Nhỏ dung dịch iodine vào lá thí nghiệm: nhằm mục đích kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong các phần của lá.

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm trên mẫu vật đã chuẩn bị theo các bước ở hình 24.2 trong SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước ở hình 24.2 trong SGK.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá, nhận xét câu trả lời của bạn.

- Học sinh đánh giá, nhận xét câu trả lời của bạn.

- Giáo viên đánh giá hoạt động học tập của học sinh.

Thí nghiệm 1: Xác định sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh

- Bước 1: Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày.

- Bước 2: Đem chậu cây ra để chỗ có nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện 500 W) từ 4 – 8 giờ.

- Bước 3: Sau 4 – 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào cốc thủy tinh đựng nước cất, sau đó đun lá trong nước sôi khoảng 60 giây.

- Bước 4: Tắt bếp, dùng panh gắp lá và cho vào ống nghiệm có chứa cồn 90o, đun cách thủy trong vài phút.

- Bước 5: Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm.

- Bước 6: Bỏ lá cây vào cốc thủy tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vài giọt dung dịch iodine pha loãng. Nhận xét về màu sắc của lá cây.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học