Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KNTT 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Thời gian thực hiện:02 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng và dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được khái niệm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

- Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.

- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc nhóm hiệu quả.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được tính chất của gương phẳng; Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng.

-Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được các thí nghiệm tạo ảnh của vật.

-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về …

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm …

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Bài giảng điện tử.

- Tranh ảnh các hình trang 86, 87, 88 SGK.

- Bốn bộ: Gương phẳng, nến, bìa, tấm kính trong suốt, thước kẻ.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập là nêu được tính chất của gương phẳng; Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng. Tạo hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung

HS quan sát hình ảnh và trả lời:

- Vì sao xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có những dòng chữ viết ngược như hình?

- Muốn dễ đọc tên, ta có thể dùng các giải pháp nào? Có thể dùng dụng cụ bổ trợ gì?

c. Sản phẩm: Để cho người lái xe phía trước nhìn vào gương chiếu hậu sẽ thấy dòng chữ viết đúng để nhường đường.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi:

- Vì sao xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có những dòng chữ viết ngược như hình?

- Muốn dễ đọc tên, ta có thể dùng các giải pháp nào? Có thể dùng dụng cụ bổ trợ gì?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: Quan sát để trả lời câu hỏi.

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trả lời.

HS khác nhận xét, bổ sung.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và dẫn dắt: Vậy gương phẳng là gì? Có tính chất gì?



2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

a. Mục tiêu: Phân biệt được vật và ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương.

b. Nội dung

1. Hãy chỉ ra đâu là dụng cụ quang học, vật, ảnh trong thí nghiệm hình 17.1?

2. Hoàn thành thí nghiệm 1: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và trả lời câu hỏi:

+ Ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn hay không? Đây được gọi là ảnh gì?

+ Vậy ảnh tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?

3.

+ Thực hiện thí nghiệm 2: Khảo sát vị trí, độ lớn ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

+ Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi 2, 3, 4 trang 87 SGK.

c. Sản phẩm

1.

- Một đối tượng phát ra ánh sáng đến một dụng cụ quang học nào đó được gọi là vật đối với dụng cụ quang học đó. Ví dụ: Đặt một nến trước gương, nến được gọi là vật đối với gương.

- Một đối tượng tạo thành từ các tia sáng sau khi đi qua một dụng cụ quang học nào đó được gọi là ảnh đối với dụng cụ quang học đó. Ví dụ: Đặt một nến trước gương, các tia sáng sau khi phản xạ qua gương tạo thành ảnh của nến mà ta quan sát được.

- Ảnh ảo là ảnh mà chúng ta có thể quan sát được nhưng không thể xuất hiện trên một tờ giấy, tấm bìa, màn,...

- Ảnh thật là ảnh mà chúng ta có thể quan sát trực tiếp trên màn, tấm bìa,...

2.

+ Không có vị trí nào ảnh hiện ra trên màn. Vậy ảnh quan sát được trong gương là ảnh ảo.

+ Ảnh ảo.

3.

C2. Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt?

Ta thay gương phẳng bằng kính trong vì kính trong vừa phản xạ một phần ánh sáng nên ta quan sát được ảnh của nến, vừa cho ánh sáng đi qua nên ta thấy nến đặt sau gương.

C3. Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương em có thấy dường như nến 2 cũng "sáng lên"?

Sau khi thắp sáng nến 1, nến 2 dường như "sáng lên" vì ảnh của ngọn lửa trùng với phần trên của nến 2. Điều này chỉ xảy khi ảnh của nến 1 trùng với nến 2.

C4. Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:

- khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.

- độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật.

HS thảo luận và trả lời:

- Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng.

- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học