Giáo án Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom mới nhất
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Chỉ từ 250k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 theo phương pháp mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
Nêu được:
- Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lượng riêng) của crom, số oxi hoá; tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dung dịch axit).
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của crom.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của crom.
- Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác định tên kim loại phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan.
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán qua việc giải thích các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
Các năng lực khác
- Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày ý kiến nhận định của bản thân.
Giáo viên
- Bảng toàn hoàn các nguyên tố hoá học.
- Hoá chất: dd NaOH đặc, CrCl3, HCl, K2Cr2O7, K2CrO4, H2SO4, KI, FeSO4, hồ tinh bột, Br2 bão hòa. Kim loại Zn viên
- Dụng cụ: ống nghiệm, cặp gỗ, giá để.
Học sinh
- Chuẩn bị bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo lựa chọn và sự phân công.
Phương pháp sử dụng: Phương pháp dạy học theo nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
HS: Nhắc lại kim loại nào cứng nhất ?
GV: Crom: Dù là kim loại cứng nhất, thế nhưng lúc đầu khi giải thích tính cứng này các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên vì crom có cấu trúc mạng tinh thể giống các kim loại kiềm. Vậy điều gì đã làm crom rất cứng còn các kim loại kiềm lại mềm ? Ngoài ra crom còn tính chất hoá học gì?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
Gv chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1,2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Câu 1. Cho ký hiệu 24Cr hãy: - Viết cấu hình electron của nguyên tử Crom? - Cho biết vị trí của Crom trong bảng tuần hoàn? Câu 2. Quan sát mẫu, kết hợp SGK cho biết tính chất vật lí của crom? Nhóm 3,4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Em hãy cho biết a/ Tính chất hoá học cơ bản của Crom? So sánh với kim loại Sắt (Fe) và Kẽm (Zn)? b/ Các số oxi hoá thường gặp của Crom? c/ Viết các phương trình hoá học minh hoạ? Câu 2. So sánh tính chất hoá học của crom với nhôm? GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trình bày GV đặt câu hỏi và chốt lại kiến thức |
HS thảo luận theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ - HS trình bày khi GV yêu cầu Phát triển năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực thực hành , năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề |
I- Vị trí trong BTH, cấu hình electron nguyên tử Cấu hình e của Cr: 1s22s22p63d54s1 - Crom (Cr) ở ô số 24, thuộc nhóm VIB, chu kỳ 4 của bảng tuần hoàn II. Tính chất vật lí Crom là kim loại màu trắng ánh bạc, có khối lượng riêng lớn ( D = 7.2 g/cm3), nóng chảy ở 1890oC. Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh III. Tính chất hoá học của crom Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt và kém kẽm. Crom có số oxi hóa từ +1 đến +6. Các số oxi hoá thường gặp : +2, +3 và +6. Crom tác dụng với phi kim, dung dịch axit ở nhiệt độ cao. Crom bền với nước và không khí do có màng oxit bảo vệ. Thực tế Crom không tác dụng với nước. 1. Tác dụng với phi kim : Cl2. O2, S 4Cr + 3O2 2Cr2O3 2Cr + 3Cl2 3CrCl3 2Cr + 3S Cr2S3 2. Tác dụng với dd axit : HCl, HNO3... Khi tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo ra muối Cr(II). Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑ Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2↑ Chú ý : Cr thụ động trong dd HNO3 đặc nguội hoặc H2SO4 đặc nguội tương tự nhôm và sắt. 3. Tác dụng với nước: Cr bền với nước và không khí do có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ ⇒ mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng Cr để chế tạo thép không gỉ. |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom (tiết 2)
- Giáo án Hóa học 12 Bài 38: Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng
- Giáo án Hóa học 12 Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
- Giáo án Hóa học 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
- Giáo án Hóa học 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12