Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 17: Ôn tập chương 5

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức về pin điện và điện phân.

- Hiểu và VDKT về pin điện và điện phân vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Sơ đồ Mindmap hệ thống hoá kiến thức về pin điện và điện phân.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động: Luyện tập

Câu hỏi

Câu 1. Một pin điện hoá gồm hai điện cực ứng với hai cặp oxi hoá – khử là Sn2+/Sn (Eo = –0,137 V) và Zn2+/Zn (Eo = –0,762 V). Cầu muối chứa KNO3 được dùng để ghép nối hai điện cực.

a) Xác định cực âm, cực dương và viết các bán phản ứng ở mỗi điện cực.

b) Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi pin phóng điện.

c) Tính sức điện động chuẩn của pin.

d) Trong quá trình phóng điện, ion nào từ cầu muối được chuyển vào dung dịch điện li ở anode?

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 17: Ôn tập chương 5

Câu 2. Xét phản ứng xảy ra trong một pin điện hoá ở điều kiện chuẩn:

Cu(s) + Fe2(SO4)3(aq) → CuSO4(aq) + 2FeSO4(aq)

a) Viết các bán phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực.

b) Mô tả cấu tạo mỗi điện cực của pin điện hoá trên (thanh kim loại làm điện cực; công thức, nồng độ của chất trong dung dịch điện li).

c) Tính sức điện động chuẩn của pin điện hoá trên. (Biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử Cu2+/Cu và Fe3+/Fe2+ lần lượt là 0,340 V và 0,771 V.)

d) Trong quá trình hoạt động, khối lượng thanh kim loại ở mỗi điện cực thay đổi như thế nào?

Câu 3. Xét phản ứng xảy ra trong một pin điện hoá ở điều kiện chuẩn:

Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g)

a) Viết các bán phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực.

b) Mô tả cấu tạo mỗi điện cực.

c) Tính thế điện cực chuẩn của cặp Fe2+/Fe, biết sức điện động chuẩn của pin là 0,44 V.

d) Xác định chiều di chuyển của dòng electron ở mạch ngoài.

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 4 – 7.

Câu 4. Điện phân dung dịch NaCl 20% với điện cực than chì, có màng ngăn xốp, trước khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân.

a) Dung dịch sau điện phân làm phenolphthalein chuyển màu xanh.

b) Thứ tự điện phân ở cathode là Na+, H2O.

c) Số mol khí tạo ra ở anode bằng số mol khí tạo ra ở cathode.

d) Thứ tự điện phân ở anode là Cl, H2O.

Câu 5. Điện phân dung dịch NaCl bão hoà với điện cực than chì, không có màng ngăn xốp, trước khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân.

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 17: Ôn tập chương 5

a) Dung dịch sau điện phân có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.

b) Thứ tự điện phân ở anode là H2O, Cl.

c) Số mol khí tạo ra ở anode bằng số mol khí tạo ra ở cathode.

d) Thứ tự điện phân ở cathode là H2O, Na+.

Câu 6. Tiến hành thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 với hai điện cực bằng than chì, khi dung dịch vẫn còn màu xanh thì dừng điện phân.

a) Tại anode xảy ra quá trình khử nước.

b) Thứ tự điện phân ở cathode là H2O, Cu2+.

c) pH dung dịch điện phân tăng dần trong thời gian điện phân.

d) Nồng độ ion Cu2+ giảm dần trong thời gian điện phân.

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 17: Ôn tập chương 5

Câu 7. Tiến hành thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 với cathode là chiếc vòng thép và anode là thanh đồng.

a) Tại anode xảy ra quá trình khử đồng.

b) Nồng độ ion Cu2+ gần như không đổi trong thời gian điện phân.

c) Sau điện phân, khối lượng hai điện cực đều giảm so với ban đầu.

d) pH của dung dịch điện li tăng dần trong thời gian điện phân.

Hướng dẫn

Câu 1.

a)

Anode: Zn → Zn2+ + 2e

Cathode: Sn2+ + 2e → Sn

b) Zn + Sn2+ → Zn2+ + Sn

c) Sức điện động chuẩn của pin: Eopin = –0,137 V – (–0,762 V) = 0,625 V.

d) Trong quá trình phóng điện, dung dịch điện li ở anode liên tục có thêm ion Zn2+, khi đó ion NO3tách ra từ cầu muối để chuyển vào dung dịch để trung hoà điện.

Câu 2.

a)

Anode: Cu → Cu2+ + 2e

Cathode: Fe3+ + 1e → Fe2+

b) Anode: Thanh Cu nhúng vào dung dịch CuSO4 1 M.

Cathode: Thanh Pt nhúng vào dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,5 M và FeSO4 1 M.

c) Sức điện động chuẩn: Eopin = 0,771 V – 0,340 V = 0,431 V.

d) Trong quá trình hoạt động, khối lượng Cu giảm, khối lượng thanh Pt không đổi.

Câu 3.

a)

Anode: Fe → Fe2+ + 2e

Cathode: 2H+ + 2e → H2

b) Anode: Thanh Fe nhúng vào dung dịch FeCl2 1 M.

Cathode: Thanh Pt hấp phụ bão hoà khí H2 (1 bar) nhúng vào dung dịch HCl 1 M.

c) Sức điện động chuẩn: Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 17: Ôn tập chương 5

d) Chiều di chuyển của dòng electron ở mạch ngoài: từ anode sang cathode.

Câu 4.

a) – sai;

b) – sai;

c) – đúng;

d) – đúng.

Câu 5.

a) – đúng;

b) – sai;

c) – sai;

d) – đúng.

Câu 6.

a) – đúng;

b) – sai;

c) – sai;

d) – đúng.

Điện phân dung dịch CuSO4 với anode trơ:

Anode: H2O → 12 O2 + 2H+ + 2e

Cathode: Cu2+ + 2e → Cu

Hiện tượng: anode có khí thoát ra; cathode có đồng màu đỏ tạo thành; pH giảm dần; nồng độ ion Cu2+ giảm dần.

Câu 7.

a) – đúng;

b) – đúng;

c) – sai;

d) – sai.

Điện phân dung dịch CuSO4 với anode Cu tan:

Anode: Cu → Cu2+ + 2e

Cathode: Cu2+ + 2e → Cu

Hiện tượng: anode tan dần; cathode có đồng màu đỏ tạo thành; pH và nồng độ ion Cu2+ gần như không đổi.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học